8 nhược điểm của dán sứ veneer và cách khắc phục

31-07-2023 06:31 | Thẩm mỹ

SKĐS – Dán sứ veneer mang đến cho bạn hàm răng trắng, đều, tăng sự tự tin trong giao tiếp. Tuy nhiên, dán sứ cũng có nhiều nhược điểm…

Các phương pháp phục hình trong thẩm mỹ răngCác phương pháp phục hình trong thẩm mỹ răng

SKĐS – Cuộc sống hiện đại kéo theo nhiều nhu cầu về làm đẹp, trong đó có thẩm mỹ răng. Nhờ có thẩm mỹ răng mà nhiều người tìm lại sự tự tin trong giao tiếp, cải thiện chất lượng cuộc sống. Vậy, khi nào cần thẩm mỹ răng?

1. Hạn chế đối tượng sử dụng dán sứ

Dán sứ veneer chỉ áp dụng được trong những trường hợp: Có sức khỏe, răng tương đối đều đặn, khấp khểnh nhẹ, khớp cắn tốt, răng sứt mẻ không quá 1/3 thân răng, răng thưa kẽ không quá 5mm, không mắc cách bệnh về nướu, không đang điều trị tủy răng…

Với những trường hợp răng có khiến khuyết nghiêm trọng hô, móm, sai lệch khớp cắn… thì phải thực hiện các phương pháp phục hình khác như chỉnh hàm, niềng răng… Nếu vẫn muốn thực hiện dán sứ, cần niềng răng hoặc kết hợp thêm các phương pháp chỉnh nha khác như: phẫu thuật chỉnh hàm, tái cấu trúc răng…

Nên: Nên khám để phát hiện các khuyết điểm của hàm răng trước khi thực hiện dán sứ.

7 nhược điểm của dán sứ veneer và cách khắc phục - Ảnh 2.

Dán sứ chỉ áp dụng cho các trường hợp răng khiếm khuyết nhẹ.

2. Hạn chế lứa tuổi

Để thực hiện dán răng sứ, đòi hỏi đối tượng sử dụng phải trên 18 tuổi. Lúc này răng vĩnh viễn mọc hoàn thiện, đồng thời cấu trúc xương đã phát triển ổn định.

Ở tuổi dưới 18 tuổi, cơ thể trẻ chưa phát triển đầy đủ, chân răng, xương hàm chưa hoàn thiện, việc dán sứ sẽ gây cản trở sự phát triển của chính răng được dán và các răng xung quanh.

Nên: Chỉ dán răng sứ khi đã trên 18 tuổi và được kiểm tra sức khỏe răng miệng.

7 nhược điểm của dán sứ veneer và cách khắc phục - Ảnh 3.

Răng sứ có độ mỏng khoảng 0,2-0,5mm.

3. Đảm bảo về sức khỏe răng miệng

Để thực hiện dán sứ hiệu quả, người dán sứ cần đảm bảo không mắc các bệnh lý răng miệng: Viêm nướu, viêm chân răng… Do đó, cần khám phát hiện và điều trị triệu để các bệnh răng miệng trước khi dán sứ.

Nên:  Cần được đánh giá về các bệnh lý về răng miệng trước khi dán sứ.

4. Yêu cầu bác sĩ có chuyên môn cao

Dán sứ có đạt hiệu quả cao, mang lại hàm răng trắng, đều hay không cần phải được thực hiện bởi nha sĩ có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm. Trước khi dán răng sứ, nha sĩ sẽ khám, chẩn đoán và xác định phác đồ điều trị chính xác. Với các nha sĩ lành nghề, răng sứ đảm bảo sẽ được dán khít vào thân răng, răng thật bị xâm lấn, ê buốt, tránh thừa keo dán, lệch lạc… gây mất thẩm mỹ và dễ bong, rơi ra ngoài sau một thời gian.

Nên: Khám và điều trị của các nha sĩ có chuyên môn và giàu kinh nghiệm từ các cơ sở y khoa uy tín.

5. Chi phí cao

Do được sản xuất từ công nghệ hiện đại và chất liệu an toàn, nên chi phí của dán sứ khá cao. Ngoài ra, để tạo nên mặt dán sứ phù hợp phải cần áp dụng công nghệ 3D CAD/CAM, phần mềm mô phỏng hình ảnh 3 chiều tiên tiến nhất hiện nay.

Nên: Tìm hiểu kỹ về các loại răng sứ và chi phí thực hiện. Từ đó lựa chọn phương án phù hợp nhất.

6. Yêu cầu kỹ thuật thực hiện cao

Khi thực hiện dán sứ veneer, yêu cầu nha sĩ phải tỉ mỉ, cẩn thận từng thao tác, bởi chỉ một sai lệch nhỏ cũng có thể khiến răng sứ lỏng lẻo và dễ rơi sau một thơi gian ngắn.

Nên: Lựa chọn các cơ sở nha khoa uy tín để được thực hiện dán sứ hiệu quả, an toàn.

7. Độ che phủ màu răng thật không cao

Thường răng sứ rất mỏng chỉ từ 0,2-0,5mm, do đó người dùng không bị khó chịu, vẫn cảm nhận được thức ăn. Tuy nhiên, với những trường hợp răng bị nhiễm màu nặng (ố vàng, quá vàng…), miếng dán sứ mỏng khó có thể che phủ hết được màu của răng thật.

Nên: Trao đổi với nha sĩ để lựa chọn màu răng phù hợp.

8. Không phù hợp với người có thói quen xấu

Với những người có thói quen xấu như ngủ nghiến răng, cắn bút… khi dán sứ răng có thể khiến miếng sứ mỏng bị nứt, vỡ.

Nên: Hạn chế gặm, cắn… các đồ cứng. Nếu có tật nghiến răng khi ngủ thì nên trao đổi với nha sĩ về việc có cần đeo máng nhựa bảo vệ răng sứ hay không.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Tự ý sử dụng thuốc đông y chữa bệnh thận không qua chỉ định: Bác sĩ nói gì?

Bs. Phan Nhi
Ý kiến của bạn