SKĐS - Bạn có thể vấp phải những khó khăn khi tập thể thao một thời gian dài mà kết quả không đạt định mức. Có thể bạn cần áp dụng ngay các nguyên tắc sau đây.
1.Nguyên tắc đặc hiệu
Nguyên tắc này khẳng định: Cách tốt nhất để phát triển khả năng ở môn thể thao nào là tập trung luyện tập với các nhóm cơ sử dụng trong môn thể thao đó. Nói đơn giản: Cách tốt nhất để tập chạy là chạy, tốt nhất cho rèn luyện bơi là bơi, …
Trong môn thể thao như bóng rổ, bóng chày, và bóng đá,… chương trình đào tạo không nên chỉ tập trung thời gian quá mức trong môn thể thao, mà còn luyện tập mô hình chuyển động tương tự. Ví dụ, trong việc tăng cường ném cánh tay của một tiền vệ, thiết kế các bài tập để mô phỏng các kiểu ném.
Lưu ý: Không nên áp dụng nguyên tắc này quá khắt khe. Vì nhiều thử nghiệm cho thấy việc đào tạo chéo (chơi 1 số môn thể thao hoặc thực hiện 1 số hoạt động khác ngoài môn chính) có thể giúp cải thiện hiệu suất.
2.Nguyên tắc vượt mức
Để cải thiện trình độ, chúng ta phải luyện tập tăng tiến vượt mức. Ví dụ, hôm nay chống đẩy được 10 cái thì hôm sau sẽ tăng lên 11 cái và hôm kia là 12… cứ tiếp tục như vậy.
3.Nguyên tắc tiến trình
Nếu áp dụng nguyên tắc vượt mức ở trên quá nhanh hoặc quá nhiều sẽ khiến cơ thể của chúng ta quá tải thực sự và gây chấn thương. Cần chú ý xây dựng quá trình luyện tập vượt mức theo 1 tiến trình phù hợp.
4.Nguyên tắc giới hạn
Lúc mới đầu luyện tập, bạn sẽ tiến bộ rất nhanh. Tuy nhiên, khi kỹ năng và cơ thể đạt đến độ nhất định, nguyên tắc giới hạn bắt đầu xuất hiện. Giới hạn ở đây chính là giới hạn di truyền. Hệ quả của nguyên tắc là chúng ta cần luyện tập chăm chỉ hơn có kết quả tương đương so với thời gian trước đây.
5.Nguyên tắc thay đổi
Trong nguyên tắc này có 1 vài khía cạnh. Thứ nhất, sau khi chúng ta đã luyện tập chăm chỉ trong nhiều ngày, hãy giảm cường độ để cơ thể có cơ hội phục hồi. Trong 1 năm, sử dụng các bài tập theo chu kỳ để giúp đạt mức phong độ và thể lực tốt nhất khi thi đấu.
Việc thay đổi các bài tập còn có ý nghĩa khác là giúp các phần trong cơ thể không bị căng thẳng quá mức. Đồng thời khiến giúp chúng ta hứng thú với việc luyện tập.
6.Nguyên tắc dừng tập
Khi dừng luyện tập, cơ bắp sẽ yếu dần đi. Suy yếu nhanh hay chậm tùy thuộc vào sự chăm chỉ và thời gian trước bạn tập như thế nào. Do đó, sễ hợp lý hơn nếu chúng ta giữ chế độ luyện tập ở mức trung bình trong cả năm thay vì luyện tập cường độ cao nhưng ngắt quãnh.
7.Nguyên tắc khác biệt cá nhân
Mỗi người đều có sự đáp ứng cơ thể khác nhau với cùng 1 bài luyện tập. Như đã nói ở trên, điều này phụ thuộc vào khả năng tự nhiên của từng người. Thông thường, sau tuổi dậy thì, sự tiến bộ trong quá trình đào tạo sẽ giảm đi. Ngoài ra, các yếu tố ảnh hưởng khác có thể kể đến là: di truyền, giới tính, chủng tộc, chế độ ăn-ngủ, khí hậu, … và tất nhiên động lực cá nhân cũng là 1 nhân tố quan trọng.
8. Nguyên tắc điều độ
Hãy nhớ rằng đào tạo là một quá trình dần dần, cần nhiều thời gian. Dựa vào các nguyên tắc trên, bạn có thể tự thiết kế cho mình các bài tập phù hợp và hấp dẫn trong mọi môn thể thao. Hãy sử dụng các bài tập để thử thách bản thân thay vì khiến chúng trở thành hình phạt cho các sai lầm.
T.A (Theo Humankinetics)