Tuyến giáp là một tuyến nội tiết, một bộ phận rất nhỏ nhưng vô cùng quan trọng của cơ thể, nó nằm phía trước cổ. Tuyến giáp được coi là tuyến lớn nhất của hệ nội tiết, nó tiết ra hormone - nội tiết tố thyroxin (T4) có vai trò điều hòa sự phát triển của các cơ quan, thúc đẩy sự hoạt động, trưởng thành của mọi tế bào.
Tuyến giáp còn giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể phù hợp môi trường, giữ cho não luôn minh mẫn, tim đập đều... Khi tuyến giáp phải hoạt động quá mức, bị suy yếu, đó là do nó không tiết đủ hormon T4 cho cơ thể gây bệnh suy giáp trạng. Ngược lại khi tuyến giáp tiết quá nhiều hormon, sẽ dẫn đến trình trạng tuyến giáp phải hoạt động quá mức sinh ra bệnh cường tuyến giáp trạng. Cả hai tình trạng suy giảm hoặc hoạt động quá mức của tuyến giáp nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp, thậm chí có thể dẫn đến ung thư tuyến giáp .
1.Rối loạn hoạt động của hệ miễn dịch:
Đây là những loại viêm tuyến giáp phổ biến nhất, và cũng là nguyên nhân hàng đầu gây suy giáp. Nó thực chất bắt nguồn từ việc rối loạn hoạt động của hệ miễn dịch trong cơ thể. Thông thường hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại các vi khuẩn, vi rút từ môi trường gây bệnh, nhưng đối với chứng viêm tuyến giáp này hệ thống miễn dịch lại sinh ra những kháng thể tấn công các cơ quan trong cơ thể trong đó có tuyến giáp. Bệnh diễn tiến âm thầm nên người bệnh không thể nhận biết được sớm.
2.Thiếu iốt:
Một chế độ ăn thiếu iốt được coi là nguyên nhân chính gây suy giáp ở người lớn. Ở những khu vực vùng núi cao, số người mắc các bệnh suy giáp trạng cao hơn so với vùng đồng bằng và miền biển. Đây là bằng chứng cho thấy iốt có ảnh hưởng tới tuyến giáp như thế nào?
3. Nhiễm xạ
Đây là một trong những căn nguyên gây ra bệnh lý tuyến giáp, đặc biệt là ung thư tuyến giáp. Khi bị nhiễm xạ do mắc bệnh phải điều trị bằng phóng xạ hoặc do phơi nhiễm trong các sự cố hạt nhân, người bệnh đều có nguy cơ cao bị các bệnh lý tuyến giáp như suy giáp, bướu giáp, ung thư tuyến giáp.... Bệnh không xuất hiện ngay khi phơi nhiễm mà có thể sau vài tháng, vài năm, hoặc hàng chục năm. Tuy nhiên không phải tất cả mọi trường hợp nhiễm xạ đều dẫn đến ung thư tuyến giáp. Điều cần lưu ý là tuyến giáp của trẻ em nhạy hơn tuyến giáp người trưởng thành, nên nếu bị nhiễm xạ khi tuổi càng nhỏ, càng có khả năng bị các bệnh về tuyến giáp khi trưởng thành hơn những người bị nhiễm xạ khi lớn tuổi.
4. Thay đổi hormon:
Một trong những căn bệnh tuyến giáp có liên quan đến quá trình mang thai. Ở giai đoạn này hormon (nội tiết tố) của người phụ nữ thay đổi làm kích thích quá trình hình thành bướu hoặc các hạch ở tuyến giáp. Hoặc ở thời kỳ sau khi sinh, nhiều sản phụ bị viêm tuyến giáp sau sinh, đó cũng là do sự thay đổi nội tiết gây suy giáp tạm thời ở phụ nữ sau thời gian thai nghén. Người ta đã thống kê được, tỷ lệ mắc bệnh tuyến giáp ở phụ nữ nhiều hơn đàn ông gấp từ 2-4 lần.
Người mẹ mắc bệnh về tuyến giáp khi mang thai dễ dẫn đến các nguy cơ như suy tim, sẩy thai, sinh non, hoặc nguy hiểm hơn là hội chứng tiền sản giật. Tại Mỹ có khoảng 3-4% số phụ nữ mang thai bị rối loạn chức năng tuyến giáp. Vậy nếu phụ nữ đã từng mắc bệnh tuyến giáp khi mang thai cần được theo dõi và thăm khám đầy đủ.
5. Di truyền
Theo các nghiên cứu lâm sàng có khoảng 70% bệnh nhân ung thư tuyến giáp có bố hoặc mẹ hay người trong gia đình từng bị ung thư tuyến giáp, nhưng cho đến nay các nghiên cứu khoa học vẫn chưa tìm được ra yếu tố di truyền (gen) nào liên quan tới căn bệnh này. Hiện tại người ta đã xác định được một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về tuyến giáp còn có nguyên nhân do đột biến gen.
6. Uống thuốc điều trị các bệnh về tuyến giáp:
Khi bệnh nhân phải uống thuốc điều trị bệnh tuyến giáp không khỏi, bác sĩ sẽ cho chỉ định uống iốt phóng xạ, nó có tác dụng ngăn chặn sự tổng hợp hormon T4 trong tuyến giáp, nhưng sẽ làm tuyến giáp bị suy, khiến người bệnh phải điều trị suốt đời.
7. Do mắc bệnh về não hoặc chấn thương não:
Có những người sinh ra có một tuyến giáp khỏe mạnh, nhưng vẫn có thể mắc các bệnh tuyến giáp nếu các tuyến điều tiết chức năng tuyến giáp bị ảnh hưởng. Ví dụ như nếu người bệnh mắc một chấn thương não nào đó, làm cho tuyến yên, vùng dưới đồi hoạt động không hiệu quả, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên tuyến giáp, làm tuyến giáp tiết ít hormon hơn, lâu dần gây suy giáp.
8. Do mắc bệnh tuyến giáp:
Những người đã từng bị bướu giáp, basedow hoặc hormon tuyến giáp mạn tính có nguy cơ cao bị bệnh ung thư tuyến giáp sau này. Hoặc khi người bệnh từng mắc bệnh viêm tuyến giáp, mặc dù đã điều trị khỏi, nguy cơ bệnh quay trở lại rất cao.
Các triệu chứng của bệnh tuyến giáp (chia ra 2 thể suy giáp hoặc cường giáp) bao gồm:
- Triệu chứng suy giáp bao gồm mệt mỏi, táo bón, tăng cân, tê cứng ở các khớp, đầy bụng, cholesterol tăng, nguy cơ gây ra bệnh tim mạch, trầm cảm, ...
- Nếu bị bệnh cường giáp, người bệnh thường có các triệu chứng như mệt mỏi, tim đập nhanh, sut cân không có lý do, hay ra mồ hôi, rối loạn giấc ngủ, dễ cáu gắt, không chịu được nóng...
- Hiệp hội bệnh Tuyến giáp Mỹ khuyến cáo, người từ 35 tuổi trở lên nên xét nghiệm định kỳ tuyến giáp 5 năm/lần.
Hà Nguyễn
Theo The Healthsite