Hà Nội

8 nên - 4 hạn chế: Quy tắc dinh dưỡng cho người hen suyễn kiểm soát bệnh hiệu quả

31-05-2021 14:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Người bị bệnh hen suyễn nên tuân thủ một chế độ ăn uống cân bằng. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có những loại thực phẩm tác động tiêu cực đến tình trạng bệnh của họ.

4 loại thực phẩm người bệnh hen suyễn nên hạn chế

Salicylate

Salicylate là hợp chất hiện diện trong những loại thực phẩm có thể gây ra phản ứng bất lợi ở những người hen suyễn nhạy cảm với hợp chất này. Salicylate còn được tìm thấy trong các loại thuốc và nhiều sản phẩm khác. Salicylate cũng được tìm thấy trong cà phê, trà, thảo mộc và các loại gia vị khác.

Sulfite

Sulfite là một loại chất bảo quản có trong những loại thực phẩm như trái cây khô, rượu vang, tôm, thực phẩm ngâm chua... Chất bảo quản này có thể làm cho các triệu chứng hen suyễn nặng thêm.

Thành phần nhân tạo

Các thành phần nhân tạo như hương liệu thực phẩm, màu thực phẩm và chất bảo quản hóa học thường được tìm thấy trong một số thực phẩm chế biến và thức ăn nhanh. Những người mắc bệnh hen suyễn nên tránh những loại thực phẩm này.

Thực phẩm gây đầy hơi

Các loại thực phẩm như bắp cải, đậu, đồ uống có ga, tỏi, hành và thực phẩm chiên gây đầy hơi tạo áp lực lên cơ hoành. Điều này làm tăng các triệu chứng hen suyễn.

8 loại thực phẩm người bệnh hen suyễn nên bổ sung thường xuyên

Táo

Táo rất giàu vitamin A, vitamin C và magiê giúp ngăn ngừa hen suyễn. Theo một nghiên cứu trên chuyên san Nutrition Journal, táo có tác dụng hỗ trợ làm giảm nguy cơ hen suyễn và cải thiện chức năng phổi.

Trái cây và rau củ

Ăn nhiều loại trái cây và rau củ có thể làm giảm các triệu chứng hen suyễn vì chúng có chứa chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin E và beta-carotene.

Ăn những loại rau củ quả có màu cam, đỏ, nâu, vàng và xanh lá cây không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn mà còn làm giảm tỉ lệ các cơn hen suyễn.

A xít béo omega 3

Thực phẩm giàu axit béo omega 3 như cá hồi, cá mòi, cá ngừ và một số nguồn thực vật, chẳng hạn như hạt lanh, nên là một phần trong chế độ ăn uống của bạn.

Theo chuyên san American Journal of Respiratory and Critical Care Medicine, ăn thực phẩm giàu axit béo omega 3 làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh hen suyễn và hỗ trợ ngăn ngừa tác hại của ô nhiễm trong nhà ở trẻ em.

Chuối

Chuối có thể làm giảm khò khè ở trẻ bị hen suyễn do hàm lượng chất chống oxy hóa và kali phong phú trong loại trái cây này, theo một cuộc khảo sát được công bố trên chuyên san European Respiratory Journal.

Ngoài ra, ăn chuối còn giúp cải thiện chức năng phổi ở trẻ em bị hen suyễn.

Thực phẩm giàu vitamin D

Các loại thực phẩm giàu vitamin D bao gồm sữa, nước cam, cá hồi và trứng có thể làm giảm số cơn hen suyễn ở trẻ em từ 6 đến 15 tuổi. Vitamin D được cho là có thể hỗ trợ làm giảm nhiễm trùng đường hô hấp trên và cải thiện chức năng phổi ở trẻ em và người lớn bị hen suyễn.

Thực phẩm giàu magie

Theo một nghiên cứu được công bố trên chuyên san American Journal of Epidemiology, trẻ em trong độ tuổi từ 11-19 tuổi có lượng magiê thấp trong cơ thể được phát hiện có chức năng phổi kém. Vì vậy, cần tăng lượng magie bằng cách ăn các loại thực phẩm như sô cô la đen, hạt bí ngô, cá hồi và cải bó xôi.

Thực phẩm giàu vitamin A

Một nghiên cứu được công bố trên Journal of Medicine cho thấy trẻ bị hen suyễn có lượng vitamin A thấp so với trẻ không bị hen suyễn. Nên ăn các loại thực phẩm giàu vitamin A như cà rốt, bông cải xanh, khoai lang và rau xanh nhiều lá

Thực phẩm bổ sung giúp ổn định bệnh hen từ đông trùng hạ thảo, cây lá hen

Với hen suyễn - hen phế quản, bệnh ở phế, phải kết hợp trị ở thận, theo nguyên lý mẹ thực tả con, thận thông thì phế thông, dưới đây là một bài thuốc đẩy lùi và ổn định bệnh hen suyễn, COPD lâu đời đã được y học hiện đại chứng minh tác dụng:

- Ngư tinh thảo có hiệu quả đối với áp xe phổi, bệnh ứ trệ ở phổi, các chứng viêm ở phổi.

- La bặc tử tiêu thực, hỗ trợ trị suyễn, giúp tiêu thực, trừ trướng (giáng khí), trừ đờm. Hỗ trợ khắc phục các chứng thực tích, khí trệ ở trung tiêu, đàm suyễn khái thấu (ho suyễn có đàm) cho ho hen, và cắt cơn hen suyễn.

- Bạch giới tử - Hỗ trợ trừ đờm, giảm ho, tiêu độc bởi vị cay, ôn; tác động vào kinh phế giúp ôn hóa hàn đàm (làm ấm, tiêu đờm do lạnh); lợi khí, hóa đàm, thông kinh lạc, tiêu thũng độc, hàn đàm ủng phế, đàm ẩm khí nghịch, âm thư, lưu chú, loa lịch, đàm hạch.

- Xuyên bối mẫu vị đắng, tính hơi hàn qui kinh phế và tâm có tác dụng nhuận phế, trừ đàm, chỉ khái trừ ho, thanh nhiệt và tán kết, trị các bệnh ngoài da như mụn nhọt, chốc lở. Xuyên bỗi mẫu từ lâu được dùng nhiều cho người ho do dị ứng thời tiết, ho cảm, ho gió, ho khan và ho có đàm hiệu quả.

- Bạch cập hỗ trợ giảm giãn phế quản, phế ung (áp xe phổi) ho khạc ra máu.

- Linh chi hỗ trợ ổn định huyết áp, các bệnh tim mạch, suy nhược, giảm phế hư hen suyễn ít người biết đến.

-  Đông trùng hạ thảo giúp bình suyễn, trừ đàm và phòng chống khí truất phế thũng. Theo quan điểm trong Đông y cổ, loài thảo dược này có khả năng "bảo phế, ích thận" và "dĩ lao khái". Nhiều tư liệu y học lâu đời của Trung Quốc có ghi: tác dụng của đông trùng hạ thảo là “Bảo vệ phổi, ích thận, cầm máu hóa đờm, trị được chứng ho đến lao lực mệt mỏi”. Các hiệu quả hăng hái trong tác dụng của đông trùng hạ thảo đến hệ thống hô hấp tăng cường dịch tiết trong khí quản và trừ đờm, ức chế vi sinh vật có hại, nói cả vi khuẩn lao, làm trương nở những nhánh khí quản...rất tốt. Đồng thời hỗ trợ giảm nhẹ các chứng bệnh như: thở khò khè, bệnh tim phổi và bệnh viêm phế quản mạn tính ở người già, bệnh dãn truất phế quản song song kéo dài thời gian không tái sinh bệnh.

- Cây lá hen tác dụng kháng viêm, tiêu độc, tiêu đờm, giáng nghịch trừ ho hiệu quả tốt cả với lá, hoa, vỏ thân, vỏ rễ của cây. Các hoạt chất trong lá hen như calotropin, α-amyrin, β-amyrin, taraxasterol… có nhiều tác dụng sinh học rất quý như tăng sức bóp cơ tim, kháng viêm, kháng histamin, giảm đau, chống oxy hóa, phòng ngừa nhiễm khuẩn...

- Cốt khí củ tác dụng khu phong thông kinh, hóa đàm, chỉ khái chống viêm, giảm stress rất tốt.

Và một tin vui cho những người mắc hen phế quản, đó là hiện nay đã có sản phẩm bảo vệ sức khỏe cho người hen suyễn, viêm phế quản - phổi tắc nghẽn mạn tính từ thảo dược có thể kiểm soát tái phát và đẩy lùi bệnh hiệu quả từ bài thuốc trên với liều lượng chuẩn hóa và tiện dùng hơn rất nhiều.

Dự phòng hen phế quản và COPD bằng sản phẩm thảo dược, người bệnh sẽ phải tuân thủ theo các liệu trình và chỉ định của bác sĩ. Thông thường một năm chỉ cần dự phòng từ 2 - 4 liệu trình. Mỗi liệu trình kéo dài từ 8 - 10 tuần.

COPDHEL CƯỜNG PHẾ

“Bạn thân” cho người bị hen suyễn, viêm phế quản

Sản phẩm COPDHEL Cường Phế kết hợp hài hòa các thành phần thảo dược hàng đầu: lá hen, đông trùng hạ thảo, ngư tinh thảo, la bặc tử, bạch giới tử, xuyên bối mẫu, linh chi, cốt khỉ củ… bào chế từ bài thuốc Đông y tối ưu công dụng thành phần mang lại hiệu quả cao dành cho người bị hen, viêm phổi, viêm phế quản mạn tính.

Đặc biệt, TPBVSK COPDHEL Cường Phế cải thiện rất tốt tình trạng ho, giúp loãng đờm ở người hen suyễn, COPD và dùng an toàn cho trẻ nhỏ trên 2 tuổi.

Sản phẩm COPDHEL hiện được bán tại các hiệu thuốc lớn và uy tín trên toàn quốc.

Hotline tư vấn: 0911.096.616 -  0246.296.1815

Sản phẩm được tiếp thị và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm FRIZE VIỆT NAM

Số QC: 00645/2019/ATTP-XNQC

Thực phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh


Ý kiến của bạn