8 mô hình độc đáo từng được sử dụng trong ngành y

21-05-2014 06:00 | Dược
google news

SKĐS - Trong lịch sử ngành y, con người đã sử dụng nhiều mô hình giáo cụ cho mục đích giảng dạy, thực hành và mục đích giải trí.

Trong lịch sử ngành y, con người đã sử dụng nhiều mô hình giáo cụ cho mục đích giảng dạy, thực hành và mục đích giải trí. Đây là những mô hình đơn giản, thô sơ, nhưng lại mang tính nghệ thuật, sáng tạo, giúp ngành y phát triển vượt bậc như ngày nay.

Mô hình giải phẫu bằng ngà voi (thế kỷ 17 - 18 )

Sản phẩm của thế kỷ 17-18, giúp bác sĩ cũng như các cặp vợ chồng trẻ hiểu được những bộ phận quan trọng trong cơ thể. Nó là thành quả sáng tạo của một bác sĩ sản khoa người Đức, tạo ra một manơcanh phụ nữ mang thai đang nằm trên bàn mổ để chờ vượt cạn, chất liệu ngà voi với đủ bộ phận, kể cả dây rốn và những nét đẹp tự nhiên khác mà tạo hóa mang đến cho người phụ nữ.

Mô hình giải phẫu bằng ngà voi

Mô hình sinh sản (vô danh)

Quỹ y học Wellcome Trust của Anh hiện đang sở hữu một mô hình phẫu thuật độc đáo nhằm giới thiệu các thông tin liên quan đến hệ thống sinh sản ở phụ nữ. Sản phẩm vô danh nhưng lại có ý nghĩa rất lớn đối với ngành y. Theo Wellcome Trust,  mô hình này đích thực là công cụ hữu ích cho học sinh ngành y, bác sĩ phẫu thuật lẫn hộ sinh thời gian đầu của ngành giải phẫu Anh và châu Âu. Trông xa như một máng gỗ nghiêng, nhưng lại thể hiện rất rõ nét cơ quan sinh sản của phụ nữ.

Mô hình giải phẫu bằng ngà voi

Cánh tay tiêm sáp (1831-1870)

Rất đặc biệt, còn nguyên cả mạch máu có niên đại từ giữa thế kỷ thứ 19, được người ta tiêm sáp nên mang tính “thời sự”, thậm chí còn rõ cả mạch máu, rất ấn tượng, sản phẩm của chuyên gia thực vật kiêm giải phẫu người Hà Lan Frederik Ruysc. Nó được ghi nhận là mô hình giải phẫu lạ nhất, hoàn thiện nhất dùng cho mục đích nghiên cứu và giảng dạy y học. Nhờ kỹ thuật tiêm sáp đã làm mạch máu bên trong nổi lên rất rõ, kể cả những mạng lưới mạch máu li ti, phức tạp. Ngoài ra, Frederik Ruysc còn sở hữu những tác phẩm “chẳng giống ai”, được ví như là những tác phẩm nghệ thuật Rembrandts trong giải phẫu, không chỉ tiêm bằng sáp mà còn được bảo quản bằng công nghệ rượu balsamicum. Tất cả được trưng bày trong bảo tàng riêng phục vụ cho mục đích nghệ thuật, giải phẫu lẫn nghiên cứu khoa học.

Búp bê dùng cho mục đích chẩn đoán của người Trung Quốc

Do tín ngưỡng Khổng giáo, vào thế kỷ 18 và 19 ở Trung Quốc, mỗi khi phụ nữ muốn đi khám bệnh, người ta phải đưa vào phòng kín nhằm bảo vệ sự thiêng liêng của cơ thể, bị cấm kỵ phơi ra trước người lạ. Trong trường hợp này, bác sĩ phải dùng tới búp bê để làm chức năng manơcanh chẩn đoán. Bác sĩ sẽ trao búp bê cho người bệnh, nếu đau ở đâu thì chỉ tay vào phần đó, tương ứng với những nơi đau trên cơ thể. Ngoài ra, bác sĩ còn quan sát trực quan, phỏng vấn bệnh nhân, chứ tuyệt nhiên không được đụng chạm vào cơ thể người bệnh như cách khám bệnh hiện nay.

Mô hình búp bê.

Bộ não bằng giấy (1801-1850)

Nửa đầu thế kỷ 19, việc dùng não người cho mục đích giảng dạy và nghiên cứu y học còn gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục, bác sĩ người Pháp Louis Thomas Jerome Auzoux đã nghĩ ra mô hình đặc biệt, não người được làm bằng bột giấy. Chính sản phẩm này đã giúp ông kiếm được bằng cử nhân y khoa năm 1822 tại Học viện Y khoa Paris. Mô hình não người bằng giấy đã mở một hướng đi mới trong việc giảng dạy, nghiên cứu và thực hành phẫu thuật trong ngành y dược thế giới, khắc phục tình trạng khan hiếm não người hiến tặng và tạo ra một nhà máy sản xuất não có tên Auzoux để cung ứng cho các bệnh viện, trường học nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu và ứng dụng chữa bệnh.

Bộ não bằng giấy.

Người sáp (1776-1780 )

Những năm cuối thế kỷ 18, sinh viên y khoa tại Đại học Florence hoặc La Specola và một số nơi khác của Italia thường được thực hành giải phẫu trên cơ thể mô hình người sáp. Đây là những sản phẩm được các nghệ nhân làng nghề ở Florence, Italia làm ra. Tuy không có da, nhưng những mô hình này trông y thật, kể cả cơ bắp, xương và các bộ phận nội tạng. Một trong những nhà điêu khắc nổi tiếng, chế tác ra các sản phẩm trứ danh nói trên là Clemente Susini (1754-1814). Sản phẩm của ông đẹp và giống đến mức khó tin, y trang người sinh học hiến tặng nhưng lại là manơcanh 100%.

Cánh tay tiêm sáp.

Mắt ngà

Đây là một mô hình sinh động, gọn nhẹ, hiển thị toàn bộ một giác mạc, đồng tử và mống mắt. Tóm lại, có đầy đủ các bộ phận giống như mắt người thật, được dùng cho mục đích giảng dạy ở các nước châu Âu những năm đầu thế kỷ thứ 19 (1801-1900).

Tượng sáp

Tại châu Âu, các mô hình tượng sáp thường được dùng trong giảng dạy y khoa, hay nghiên cứu về sự khác biệt giữa đàn ông và đàn bà, đôi khi mô hình về phụ nữ thường được xem là hiếm hơn. Đối với phụ nữ, mô hình thường được ví là “Venuses”, bởi nó mang biểu tượng tình yêu và sắc đẹp. Mô hình được tạo ra trong tư thế thụ động, với mái tóc dài và đôi khi còn được trang trí cả đồ trang sức. Thậm chí còn được sao chép y trang các tác phẩm nghệ thuật nên không chỉ dùng cho mục đích giáo dục mà còn tính nghệ thuật, làm nổi bật các chuẩn mực giới tính trong văn hóa châu Âu những năm cuối thế kỷ 19 (1771-1800).

(Theo Discovermagazine, 5/2014)

  Khắc Nam

 


Ý kiến của bạn