8 lý do gây đau âm đạo sau 'chuyện ấy' và cách giảm đau

09-03-2023 07:20 | Hỏi đáp phòng the

SKĐS - Khi phụ nữ phải đối mặt với tình trạng đau rát âm đạo sau quan hệ tình dục, thường lo lắng và tự đặt ra nhiều câu hỏi. Điều quan trọng là đi khám để tìm ra các nguyên nhân tiềm ẩn gây đau âm đạo sau khi quan hệ tình dục để có thể giảm lo lắng.

Quan hệ tình dục thường không gây đau đớn, mà âm đạo chỉ có thể bị đau sau khi quan hệ lần đầu tiên do màng trinh bị giãn và rách. Đa số, cơn đau chỉ là vấn đề tạm thời, nhưng với một số phụ nữ, đau sau quan hệ tình dục khá thường xuyên. Tìm hiểu một số lý do phổ biến khiến âm đạo đau sau khi quan hệ dưới đây:

1. Không có đủ chất bôi trơn

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau trong hoặc sau khi giao hợp có thể dẫn đến đau âm đạo là do bôi trơn không đủ. Mỗi phụ nữ sản xuất ra lượng chất bôi trơn tự nhiên khác nhau và có rất nhiều lý do giải thích nguyên nhân không đủ chất bôi trơn như tuổi tác, biện pháp tránh thai và một số loại thuốc…

Khi âm đạo không được bôi trơn đúng cách khi quan hệ tình dục, ma sát có thể gây ra những vết rách nhỏ trên da. Những vết rách này có thể khiến "cô bé" dễ bị nhiễm trùng hơn và cũng có thể khiến âm đạo bị tổn thương sau khi quan hệ tình dục. Khi điều này xảy ra, cơn đau có thể được giải quyết nếu người phụ nữ trở nên thoải mái hơn, nếu thời gian dạo đầu tăng lên hoặc sử dụng chất bôi trơn nhiều hơn.

2. Thiếu hưng phấn

9 lý do “cô bé” bị đau sau khi quan hệ tình dục và cách giảm đau - Ảnh 2.

Thiếu hưng phấn trong quan hệ tình dục dẫn đến thiếu chất bôi trơn âm đạo gây đau âm đạo.

Quan hệ tình dục khi không đủ hưng phấn cũng có thể dẫn đến thiếu chất bôi trơn dẫn đến đau âm đạo sau khi quan hệ. Để giảm đau nên chườm lạnh "cô bé", không chườm đá trực tiếp vào âm hộ mà hãy bọc một ít đá lạnh trong một miếng vải sạch và ngồi lên hoặc đặt đá lên khu vực đó nhưng qua một lớp quần lót trong 10 phút hoặc lâu hơn để giúp giảm kích ứng và sưng tấy. Hoặc để âm đạo nghỉ ngơi cho đến khi cảm thấy dễ chịu hơn. Chỉ nên quan hệ tình dục trở lại cho đến khi cơn đau dịu đi.

3. Cơn đau do quá trình thâm nhập

Trong quá trình thâm nhập, nếu đối tác dùng lực quá mạnh vào cổ tử cung có thể gây đau, cơn đau này thậm chí có thể giống như đau bụng kinh. Cách tốt nhất là hãy tắm nước ấm, chườm nóng hoặc dùng thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen để có thể làm giảm một số cơn đau nhức. Tránh các tư thế có khả năng thâm nhập tối đa vì các tư thế đó có nhiều khả năng dẫn đến đau âm đạo. Nếu đau nhức kéo dài hãy đi khám để bác sĩ tư vấn thêm.

Ngoài ra, ma sát quá nhiều trong cuộc yêu có thể khiến âm đạo bị đau sau khi quan hệ, rất có thể là do không có đủ chất bôi trơn. Nếu âm hộ đau hoặc sưng lên sau khi quan hệ tình dục, có thể đặt một miếng gạc lạnh bên ngoài quần lót từ 10 - 15 phút. Tuyệt đối không đặt vào bên trong âm đạo sẽ khiến gây kích ứng nhiều hơn. Hãy đi khám bác sĩ nếu vẫn bị đau âm đạo sau vài ngày.

4. Dị ứng với latex, chất bôi trơn hoặc tinh dịch

9 lý do “cô bé” bị đau sau khi quan hệ tình dục và cách giảm đau - Ảnh 4.

Phụ nữ bị dị ứng với bao cao su latex cũng dẫn đến kích ứng âm đạo gây đau.

Một số phụ nữ bị dị ứng (hoặc nhạy cảm) với latex như sử dụng bao cao su latex có thể sẽ bị kích ứng âm đạo hay cũng có thể bị dị ứng hoặc nhạy cảm với các thành phần trong chất bôi trơn, hoặc thậm chí với protein trong tinh dịch. Điều đó có thể khiến "cô bé" bị mẩn đỏ, nóng rát và sưng tấy.

Một số chị em có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với tinh dịch, thậm chí có thể gặp phản ứng toàn thân dẫn đến nổi mề đay, ngứa hoặc khó thở nhưng điều này rất hiếm.

Nếu bạn có phản ứng xung quanh âm hộ, đặt một túi nước đá bên ngoài quần lót để làm dịu khu vực này trong 10 - 15 phút là cách tốt nhất. Tuy nhiên, nếu gặp bất kỳ để được chẩn đoán và điều trị tốt nhất.

Hãy đi khám bác sĩ phụ khoa để xác nhận nghi ngờ bị dị ứng hoặc nhạy cảm với latex để tránh sử dụng bao cao su latex và có thể thay thế bằng bao cao su polyurethane. Tuy nhiên, bao cao su polyurethane có tỷ lệ rách cao hơn so với bao cao su latex, hãy thật thận trọng khi phòng bệnh lây truyền và mang thai.

Nếu cho rằng nguyên nhân là do các thành phần trong chất bôi trơn, phụ nữ nên nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa về việc tiến hành xét nghiệm dị ứng. Điều đó có thể giúp xác định chính xác thành phần gây ra khó chịu, từ đó có thể tránh để ngăn ngừa đau, nhức và kích ứng chung.

Với dị ứng tinh dịch, nên quan hệ tình dục bằng bao cao su để xem liệu điều đó có làm thay đổi cảm giác hay không. Nếu không có triệu chứng sau khi sử dụng bao cao su và đang cố gắng thụ thai, tốt nhất nên nói chuyện với bác sĩ về các lựa chọn.

ThS. BS. Lê Quang Dương
Tình dục phải là một trải nghiệm thú vị và nếu khi quan hệ tình dục mà gây đau đớn cho âm đạo, phụ nữ đừng ngần ngại nói chuyện với chồng/đối tác và bác sĩ. Đôi khi đau nhức nhẹ có thể không có gì đáng lo ngại, nhưng cơn đau dữ dội hoặc thường xuyên là điều đáng lưu ý.

5. Viêm nhiễm vùng kín

Nếu cảm thấy khó chịu vượt quá mức đau nhức nhẹ như ngứa, rát, chảy máu khi quan hệ tình dục, tiết dịch bất thường hoặc đau vùng chậu, có thể bị nhiễm trùng âm đạo. Đó có thể là nhiễm trùng nấm men, viêm âm đạo do vi khuẩn, bệnh lây truyền qua đường tình dục... và cách tốt nhất là nói chuyện với bác sĩ phụ khoa. Đừng tự chẩn đoán hoặc tự điều trị hãy đến gặp bác sĩ, tùy thuộc vào tình trạng nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê thuốc theo đơn.

Các phương pháp phòng ngừa sẽ khác nhau rất nhiều tùy thuộc vào loại nhiễm trùng. Có thể sử dụng bao cao su hoặc màng chắn nha khoa để giúp bảo vệ khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Hoặc đi tiểu sau khi quan hệ tình dục để giảm nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiểu. Tránh thụt rửa vì thụt rửa có thể phá vỡ cân bằng độ pH trong âm đạo, khiến dễ bị nhiễm trùng hơn. Hay đắp một chiếc khăn lạnh lên âm hộ để làm dịu cơn đau.

6. Cảnh báo tình trạng bệnh lý

9 lý do “cô bé” bị đau sau khi quan hệ tình dục và cách giảm đau - Ảnh 6.

Bệnh lý về phụ khoa cũng gây đau âm đạo.

Nếu thường xuyên bị đau trong hoặc sau khi quan hệ tình dục, có thể mắc một bệnh lý nào đó dẫn đến đau trong hoặc sau khi quan hệ tình dục như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, vulvodynia (cơn đau âm đạo mạn tính không có nguyên nhân rõ ràng và kéo dài ít nhất ba tháng), bệnh viêm vùng chậu, co thắt âm đạo, viêm cổ tử cung, u nang buồng trứng, viêm bàng quang (thường là nhiễm trùng tiểu), hội chứng ruột kích thích hoặc bệnh trĩ.

Vì vậy, nên khám sức khỏe sinh sản ít nhất 6 tháng/ lần để kiểm tra xem có điều gì bất thường không. 

7. Lượng estrogen thấp

Estrogen là một loại hormone giúp duy trì khả năng bôi trơn, độ đàn hồi và độ dày của âm đạo. Khi nồng độ estrogen trong cơ thể thấp, âm đạo có thể bị mỏng, khô và viêm thành âm đạo, có thể dẫn đến đau âm đạo, với những phụ nữ đang trải qua thời kỳ mãn kinh, đang cho con bú, mới sinh con hoặc đang dùng thuốc kháng estrogen.

Một số loại kem dưỡng ẩm có tác dụng lâu dài từ 2-3 lần/ tuần có thể ngăn chặn được lượng estrogen thấp. 

8. Đau âm đạo do mô sẹo

Nếu mới sinh con hoặc đã phẫu thuật ở vùng âm đạo thì mô sẹo có thể là "thủ phạm" khiến âm đạo bị đau sau khi quan hệ tình dục. Mô sẹo hình thành khi vết thương lành lại. Phương pháp điều trị tốt nhất tùy thuộc vào mức độ mô sẹo. Sử dụng chất bôi trơn khi quan hệ tình dục sẽ giúp giảm đau nhưng nếu không giúp được thì tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

9 biện pháp khắc phục tại nhà khi bị ngứa âm đạo9 biện pháp khắc phục tại nhà khi bị ngứa âm đạo

SKĐS - Có một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp giảm triệu chứng ngứa âm đạo. Tuy nhiên, hiệu quả còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ngứa và phương pháp áp dụng.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Chuyên gia nói về những bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới.


Bảo Châu
Ý kiến của bạn