8 loại thuốc làm tăng nguy cơ cháy nắng

18-01-2022 15:23 | An toàn dùng thuốc

SKĐS - Cháy nắng làm tăng nguy cơ ung thư da. Có một số thuốc điều trị bệnh làm tăng nguy cơ bị cháy nắng vì làm tăng cường hấp thụ tia cực tím ở da...

1. Thuốc làm tăng nguy cơ cháy nắng như thế nào?

Có hai cách chính mà thuốc có thể làm tăng nguy cơ bị cháy nắng: Phản ứng quang độc và phản ứng quang dị ứng.

- Phản ứng quang độc với ánh sáng: Là cách phổ biến nhất mà thuốc làm tăng độ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Đây là nơi mà phân tử thuốc có thể hấp thụ tia UV, sau đó giải phóng nó trở lại da.

Khi thuốc uống đã được hấp thụ vào máu hoặc sau khi bôi ngoài da, phản ứng có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong vòng vài phút hoặc vài giờ sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Thông thường, chỉ những vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mới có phản ứng.

- Phản ứng quang dị ứng: Ít phổ biến hơn và điều này có thể xảy ra với một số loại thuốc bôi trực tiếp lên da hoặc dùng đường uống và sau đó lưu thông đến da.

Sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, thuốc có thể bị thay đổi cấu trúc. Khi các protein trong cơ thể liên kết với thuốc, dẫn đến hệ thống miễn dịch nhận ra nó như một chất lạ rồi sản xuất kháng thể chống lại nó. Phản ứng gặp trong nhiều trong trường hợp như bệnh chàm hoặc phát ban đỏ.

Loại phản ứng này có thể mất từ một đến ba ngày để xảy ra và chỉ ở những phần cơ thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Những tổn thương này có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư da sau này.

photo-1640789742104

Điều gì sẽ xảy ra với làn da của bạn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời?

2. Những loại thuốc có thể ảnh hưởng đến làn da

2.1. Thuốc gây nhạy cảm với nhiệt, tăng nguy cơ mất nước

Một số loại thuốc có thể gây nhạy cảm với nhiệt và làm tăng nguy cơ mất nước. Những thuốc này làm tăng đi tiểu, ngăn tiết mồ hôi hoặc giảm lưu lượng máu đến da, bao gồm thuốc lợi tiểu, một số loại thuốc kháng histamine và thuốc điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).

2.2. Các loại kháng sinh tetracycline (doxycycline):

Được sử dụng để điều trị nhiễm trùng, mụn trứng cá và dự phòng bệnh sốt rét cho những người sắp đến một địa điểm nhiệt đới (nhiều ánh nắng mặt trời).

2.3. Fluoroquinolon (như ciprofloxacin) và sulfamethoxazole: Điều trị nhiều loại bệnh như nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm phổi hoặc viêm dạ dày ruột.

2.4. Thuốc kháng nấm griseofulvin và voriconazole để điều trị nhiễm trùng da hoặc nấm móng tay.

2.5. Thuốc điều trị bệnh ngoài da: Đối với những người bị các bệnh về da như mụn trứng cá, bệnh vẩy nến hoặc bệnh chàm, các loại thuốc retinoid dạng uống bao gồm acitretin và isotretinoin và kem bôi ngoài da pimecrolimus sẽ khiến bạn nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.

2.6. Các loại thuốc chống viêm không steroid: Một số miếng dán giảm đau dựa trên opioid, như fentanyl... Khi bạn gỡ bỏ miếng dán, vùng da bên dưới sẽ rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.

2.7. Thuốc điều trị nhịp tim: Amiodarone là một loại thuốc được sử dụng để điều trị nhịp tim không đều và azathioprine là một loại thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng cho những người có tình trạng miễn dịch viêm hoặc cấy ghép nội tạng. Cả hai đều được biết là gây ra nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.

2.8. Thuốc điều trị ung thư: Một số lượng lớn các loại thuốc được sử dụng trong hóa trị ung thư sẽ gây mẫn cảm cho làn da của bạn. Bao gồm: 5-fluorouracil, 5-aminolevulinic acid, vemurafenib, imatinib, mercaptopurine và methotrexate.

Các chuyên gia khuyến cáo, không phải tất cả những người sử dụng một trong những loại thuốc này sẽ có phản ứng nhạy cảm với ánh nắng. Tuy nhiên, để tránh ung thư da vì cháy nắng cần phải có các biện pháp phòng ngừa để hạn chế nguy cơ cháy nắng do các loại thuốc này có thể gây nên.

3. Làm sao bảo vệ làn da khỏi cháy nắng vì thuốc?

Nếu đang dùng một loại thuốc có thể khiến bạn nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời, cần lưu ý:

  • Mặc quần áo thích hợp.
  • Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF30 hoặc cao hơn cho vùng da hở, đặc biệt là trên mặt và cánh tay.
  • Đội mũ rộng vành.
  • Trú nắng ở nơi có bóng râm.
  • Sử dụng kính râm.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Dịch Covid-19 căng thẳng, cần chuẩn bị sẵn những loại thuốc nào tại nhà?


DS. Hoàng Vân
(Theo medicalxpress.com 23/12/2021)
Ý kiến của bạn