Hà Nội

8 loại thực phẩm giảm cân không nên ăn

17-11-2014 09:55 | Khỏe - Đẹp
google news

Bạn thường nghĩ rằng thực phẩm có nhãn “ít béo” sẽ tốt cho sức khỏe và cân nặng hơn. Nhưng thật ra, những thực phẩm được ghi “ít béo”, “được chiết giảm chất béo”, “không có chất béo” còn đưa tới những gì bạn không lường được khi mua chúng: Một nghiên cứu gần đây ở Anh cho thấy 10% thực phẩm giảm câ

Khi những công ty chế biến chiết giảm chất béo trong sản phẩm, họ thường phải thêm đường, muối, và các chất phụ gia để hương vị thực phẩm ngon hơn.

Vì thế, nghiên cứu trên chỉ ra rằng nhãn dinh dưỡng “ít béo” đã khiến cho người tiêu dùng ngược lại ăn nhiều hơn.

Không phải thực phẩm nào ghi ít béo cũng giúp bạn giảm cân theo ý muốn. Ảnh: Health

1. Thịt xông khói kiểu Thổ Nhĩ Kỳ

Loại thịt thái mỏng, xông khói này thường được quảng cáo là ít béo hơn các loại thịt thường, nhưng không nhiều. Món thịt xông khói Thổ Nhĩ Kỳ của một thương hiệu thông thường chứ 35 calo và 3 gram chất béo trong khi loại thịt xông khói nạc nhất chứa 60 calo và 3,5 gram chất béo. Cả hai loại thịt này đều có lượng natri và nitrit cao, gây ra vấn đề về tim mạch.

2. Bánh nướng

Những món bánh nướng như bánh xốp và bánh ngọt không tốt hơn những loại đầy đủ chất béo. Một gói bánh ngọt vị việt quất từ một thương hiệu nổi tiếng chứa 280 calo, thấp hơn bánh ngọt thông thường có 370 calo. Nhưng loại ít béo hơn lại chứa nhiều đường hơn (36 gram so với 29 gram), và cũng giống loại thường, có lượng bột ngũ cốc cao.

Trong bánh ngọt ít béo có chứa nhiều sodium hơn với bánh ngọt thường. Hình minh họa

Một cái bánh ngọt ít béo chứa lượng sodium nhiều hơn 170 milligram so với loại thường. Đây là chất gây ra đau tim và đột quỵ.

3. Rau quả làm sẵn

Bạn nên ăn xà lách, nhưng loại thức ăn không có chất béo này sẽ khiến bạn đói ngay trong 1 giờ sau. Những công ty thực phẩm cho thêm đường và chất ngọt nhân tạo vào rau quả trộn để chúng ngon hơn, có thể dẫn tới đột biến lượng đường trong máu tạo ra cảm giác thèm ăn.

Rau trộn là món ăn rất tốt giúp giảm cân. Hình minh họa

Một tác dụng của chất béo là khiến cơ thể bạn có khả năng hấp thụ chất beta-carotene và lycopene (những chất chống oxi hóa mạnh được tìm thấy trong cà chua, cà rốt, ớt). Chuyên gia dinh dưỡng Toby Amidor chỉ ra rằng rau quả làm sẵn cũng chứa đầy chất phụ gia và bảo quản.

4. Bơ đậu phộng

Hai muỗng canh bơ đậu phộng thường chứa 210 calo. Loại “ít béo” chứa 200 calo. Khi giảm chất béo, những công ty chế biến cho thêm chất đường trong ngũ cốc và các chất phụ gia để cải thiện hương vị.

Bạn nên chọn loại ghi thành phần chỉ gồm đậu phộng và muối, kể cả nó là loại đủ chất béo.

5. Sản phẩm thay thế trứng

Dùng sản phẩm thay thế trứng chưa chắc đã ít chất béo hơn trứng. Hình minh họa

Bạn có thể mua những sản phẩm này trong cửa hàng, và chúng thường được dùng trong món gà rán công nghiệp. Chúng được làm từ lòng trắng trứng, các chất ổn định, chất tạo màu để tạo cảm giác giống món trứng, ít calo và chất béo hơn.

Vấn đề là, lòng đỏ quả trứng mới tốt nhất, chỉ chứa 5 gram chất béo và có chất choline - một loại dinh dưỡng cần thiết cho thần kinh, chức năng cơ bắp và bộ nhớ, cũng như lượng lớn vitamin A và D.

Trừ phi bạn có vấn đề về tim mạch và được bác sỹ khuyên không ăn nhiều trứng, không nên dùng loại thay thế.

6. Khoai tây chiên

Bạn có thể yên tâm dùng khoai tây chiên ít béo vì chúng sodium hơn khoai tây chiên thường. Hình minh họa

Nhãn hiệu trên một gói khoai tây chiên ít béo ghi có 140 calo, trong khi loại thường là 160 calo (và còn ít sodium hơn). Những loại khoai tây chiên “ít béo” tạo cảm giác an tâm khiến người dùng ăn nhiều hơn bình thường.

Một nghiên cứu cho biết, chúng ta thường ăn nhiều hơn 25% nếu loại thực phẩm được ghi “ít béo”. Tương tự như thế với các loại snack khác như bánh quy (gồm tinh bột và rất nhiều muối), snack rau quả (chứa cực kỳ ít rau thật), và bánh gạo.

7. Món yến mạch trộn

Mặc dù yến mạch và trái cây sấy khô có vẻ tốt cho sức khỏe, các món yến mạch trộn thường chứa nhiều đường chiết từ gạo lức hay mía.

Sự thật là một phần yến mạch trộn chỉ chừng 2/3 cốc đã có 17 gram đường. Ăn món này buổi sáng sẽ khiến lượng đường trong máu bạn cao vọt bất thường.

8. Kem và yogurt (yaua) ít béo

Ăn nhiều sữa chua không hẳn là cách giảm cân tốt. Hình minh họa

Rất nhiều người ăn kem và yogurt mỗi ngày và nghĩ rằng chẳng có hại gì, nhưng thường dẫn đến kết quả là họ ăn quá nhiều loại thực phẩm ngọt ngào chứa đầy calorie.

Ngoài ra, nửa cốc yogurt hoặc kem chứa 17 gram đường. Yogurt ít béo thường chứa nhiều màu thực phẩm, vị nhân tạo và đường để ngon miệng và bắt mắt hơn.

Lan Thảo (Theo Health)

 

 

(1)


Ý kiến của bạn