Hà Nội

8 biện pháp đơn giản chữa chóng mặt tại nhà

SKĐS - Chóng mặt gây hạn chế hoạt động và khiến bạn cảm thấy ốm yếu. Mặc dù có thể điều trị bằng thuốc, nhưng bạn có thể áp dụng những phương pháp kiểm soát chóng mặt một cách tự nhiên tại nhà.

1. Chóng mặt do đâu?

Chóng mặt là cảm giác mất thăng bằng, khiến bạn cảm thấy chính mình hoặc môi trường xung quanh xoay tròn, quay cuồng, nhiều khi đứng không vững. Có nhiều nguyên nhân gây chóng mặt:

1.1 Cảm lạnh

Cảm lạnh thông thường có thể gây viêm tai, một nguyên nhân gây chóng mặt. Tuy nhiên, loại chóng mặt này thường khỏi trong vài ngày nhưng có thể tái phát trở lại.

1.2 Chấn thương đầu hoặc cổ

Chóng mặt là một triệu chứng phổ biến có thể xảy ra sau chấn thương đầu hoặc cổ. Chóng mặt liên quan đến chấn thương cổ hoặc đầu có xu hướng tự khỏi nhưng có thể kéo dài và tái phát nếu không được điều trị đúng cách nguyên nhân.

1.3 Đột quỵ

Theo Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ, khi con người trải qua một cơn đột quỵ có thể bị chóng mặt hoặc biểu hiện mất thăng bằng nghiêm trọng.

1.4 Viêm dây thần kinh tiền đình

Thần kinh tiền đình đảm nhận vai trò nhận cảm thăng bằng cho cơ thể nên khi bị viêm, nhiễm khuẩn, người bệnh thường bị mất thăng bằng và chóng mặt dữ dội.

1.5 Bệnh Meniere

Đây là một rối loạn tai trong gây ra các triệu chứng chóng mặt, ù tai, giảm thính lực. Một số người mắc Meniere bị chóng mặt nghiêm trọng, gây mất thăng bằng và ngã.

2. Điều trị tại nhà bằng nhiều phương pháp

2.1 Phương pháp vận động cổ

Phương pháp vận động cổ Epley maneuver còn ít được biết đến ở nước ta nhưng là một trong những cách phổ biến nhất để kiểm soát chóng mặt ở các nước phát triển. Phương pháp này bao gồm một loạt các bước được thực hiện trước khi đi ngủ mỗi đêm cho đến khi các triệu chứng chóng mặt biến mất trong ít nhất 24 giờ.

Nếu các triệu chứng chóng mặt xảy ra từ bên trái và tai trái, phương pháp điều trị Epley có thể được thực hiện bằng cách:

1. Ngồi trên giường, kê một chiếc gối sau lưng.

2. Quay đầu sang bên trái một góc 45 độ.

3. Nằm xuống và vẫn giữ đầu ở góc 45 độ, tựa vai vào gối. Đầu nên ngả xuống giường trong 30 giây.

4. Di chuyển đầu một góc 90 độ về phía tai đối diện (không ngẩng đầu lên).

5. Giữ trong 30 giây và sau đó xoay người 90 độ về phía tai đối diện.

6. Sau 30 giây, từ từ ngồi dậy, giữ đầu ở vị trí thẳng

7. Lặp lại quy trình ba đến bốn lần mỗi ngày.

Nếu chóng mặt bắt đầu ở bên phải, tai phải, các hướng dẫn này phải được thực hiện ngược lại.

photo-1657162250231

Phương pháp Epley maneuver được các bác sĩ vật lý trị liệu khuyên áp dụng tại nhà chữa chóng mặt.

2.2 Bạch quả (ginkgo biloba)

Ginkgo biloba là một loại thảo dược có tác dụng tăng cường máu đến não để giảm chóng mặt và các vấn đề về thăng bằng. Một nghiên cứu được báo cáo trên Tạp chí Quốc tế về Tai mũi họng cho thấy Ginkgo biloba cũng hiệu quả như thuốc betahistine trong việc kiểm soát chóng mặt.

2.3 Trà gừng

Bạn có thể thái lát gừng và thả vào cốc nước sôi trong 5 phút. Có thể cho thêm chút mật ong đễ dễ uống hơn. Uống trà gừng hai lần một ngày có thể giúp giảm chóng mặt, buồn nôn và các triệu chứng chóng mặt khác.

2.4 Hạnh nhân

Hạnh nhân giàu vitamin A, B và E. Các vitamin này có tác dụng hỗ trợ đẩy lùi các nguyên nhân gây chóng mặt. Bạn có thể ăn trực tiếp hạt hạnh nhân hoặc nghiền mịn và uống cùng với sữa ấm vào mỗi buổi sáng.

2.5 Uống đủ nước

Mất nước có thể gây ra các triệu chứng chóng mặt. Ngay cả khi mất nước nhẹ cũng có thể gây ra tình trạng này. Uống đủ nước có thể giúp hỗ trợ giảm thiểu chóng mặt và các vấn đề về thăng bằng. Cơ thể luôn cần ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.

2.6 Tinh dầu

Tinh dầu là lựa chọn tự nhiên và giá cả phải chăng để kiểm soát các triệu chứng chóng mặt. Bạn có thể dùng tinh dầu bạc hà, gừng, oải hương và chanh.

Tinh dầu được hít qua máy xông hoặc pha loãng trong dầu mát xa trước khi bôi tại chỗ. Tuy nhiên, bạn có thể phải thử nghiệm với nhiều loại tinh dầu để tìm ra loại tốt nhất để hỗ trợ điều trị các triệu chứng chóng mặt của mình.

photo-1657162254941

Có nhiều loại tinh dầu khác nhau, sử dụng bằng bôi tại chỗ hay hít trong không khí đều giảm chóng mặt.

2.7 Giấm táo và mật ong

Cả giấm táo và mật ong đều được cho là có đặc tính chữa bệnh giúp tăng lưu lượng máu lên não. Bạn có thể pha trộn chúng theo tỷ lệ hai phần mật ong và một phần giấm táo để tạo ra hỗn hợp có thể ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các triệu chứng chóng mặt tại nhà.

2.8 Bấm huyệt

Mục tiêu của bấm huyệt là để tăng cường sức khỏe và thư giãn. Nó có thể giúp kiểm soát chóng mặt bằng cách kích thích các huyệt trên khắp cơ thể. Các huyệt vị thường được áp dụng là ấn đường, hợp cốc, thần đình, bách hội, nội quan, túc tam lý, phong trì, tam âm giao... Bạn nên thực hiện day ấn huyệt cả hai bên, mỗi huyệt 5 - 10 phút, 2-3 lần mỗi ngày.

Mời bạn xem tiếp video:

6 cách đơn giản để giảm cân | SKĐS


Lê Mỹ Giang
Theo medicalnewstoday, emedihealth
Ý kiến của bạn