Hiện nay, ung thư đại tràng chiếm tỉ lệ khá cao trong các loại bệnh ung thư. Đây là loại ung thư phát triển ở ruột già - đại tràng hoặc trực tràng. Có nhiều yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng.
Mỗi yếu tố nguy cơ đều đóng vai trò quan trọng, rủi ro có thể tăng lên nếu có đồng thời nhiều yếu tố nguy cơ cùng lúc. Vì vậy, hiểu rõ được các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng là điều vô cùng cần thiết để phòng bệnh hiệu quả.
Dưới đây là các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng
1. Yếu tố tiền sử gia đình mắc ung thư đại tràng
Cũng như các loại ung thư khác nếu tiền sử gia đình có người mắc ung thư đại tràng thì các thành viên trong gia đình điều có thể có nguy cơ mắc phải căn bệnh này.
Theo nghiên cứu, trong gia đình có người bị ung thư đại tràng làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng nếu thành viên đó có quan hệ gần nhất với người bệnh (cha mẹ, anh chị em, con cái), đặc biệt nếu nhiều thành viên trong gia đình bị bệnh hoặc nếu ung thư xuất hiện sớm (trước 45 tuổi).
2. Yếu tố tiền sử mắc ung thư đại tràng hoặc polyp
Nghĩa là nếu trước đó đã từng mắc ung thư đại tràng nhưng được điều trị can thiệp thì những thời gian sau này người bệnh cũng có thể tái phát căn bệnh này.
Theo nghiên cứu những người đã từng bị ung thư đại tràng thì sẽ tăng nguy cơ tái phát bệnh là rất cao. Những người đã bị polyp tuyến trước độ tuổi 60 thì cũng tăng nguy cơ phát triển ung thư đại tràng.
3. Yếu tố tuổi cao
Cũng như một số loại bệnh khác việc tuổi càng cao thì nguy cơ mắc phải các căn bệnh mạn tính càng lớn. Ung thư đại tràng cũng vậy, theo nghiên cứu có tới 90% bệnh nhân ung thư đại tràng có độ tuổi trên 50. Độ tuổi càng cao thì nguy cơ mắc ung thư đại tràng càng cao.
4. Yếu tố lối sống
Lối sống quyết định hoặc ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe trong đó có nguy cơ bệnh tật. Theo nghiên cứu, nếu chúng ta có lối sống không lành mạnh thì có thể tăng nguy cơ ung thư đại tràng, cụ thể.
- Nếu chúng ta có chế độ ăn có nhiều mỡ và thịt đỏ, hoặc thịt chế biến sẵn, ăn ít chất xơ có thể tăng nguy cơ ung thư đại tràng.
- Lối sống tĩnh tại, ít vận động, không hoạt động luyện tập thể thao.
- Thói quen có hại như hút thuốc lá, thuốc lào
- Thói quen lạm dụng các chất kích thích trong đó có rượu bia
- Người béo phì…
5. Mắc bệnh polyp tuyến ống gia đình
Polyp tuyến ống gia đình là một rối loạn di truyền ít phổ biến nếu ai mắc phải sẽ có nguy cơ ung thư đại tràng.
Theo nghiên cứu, gần 100% người có rối loạn này sẽ bị ung thư đại tràng trong suốt thời gian sống của họ, và hầu hết trường hợp xảy ra trước độ tuổi 50. Người bị polyp tuyến ống gia đình có hàng trăm polyp ở khắp ruột già khi bắt đầu tuổi vị thành niên.
6. Yếu tố liên quan di truyền không do polyp
Ung thư đại tràng có liên quan di truyền không do polyp hay còn gọi là hội chứng Lynch. Đây là một dạng di truyền khác liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư đại tràng. Dạng này phổ biến hơn loại polyp tuyến ống gia đình nhưng cũng không phổ biến.
Theo nghiên cứu hội chứng Lynch chiếm khoảng 1/20 trong tổng số trường hợp ung thư đại tràng. Và có khoảng 70% người bị hội chứng lynch sẽ mắc ung thư đại tràng ở độ tuổi 65. Bệnh cũng có xu hướng xảy ra ở những người trẻ tuổi. Người bị hội chứng lynch có nguy cơ mắc những căn bệnh ung thư khác bao gồm ung thư tử cung, dạ dày, buồn trứng, bàng quang, thận…
Ngoài ra, một số dạng di truyền hiếm gặp khác làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng, bao gồm hamartomatous polyp, hội chứng Peutz-Jegher, và hội chứng polyp thiếu niên…
7. Bệnh viêm ruột
Nếu mắc bệnh viêm ruột ( bệnh Crohn đại tràng hoặc viêm loét đại tràng) sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư đại tràng.
Tuy nhiên không phải ai mắc bệnh viêm ruột cũng bị ung thư đại tràng bởi nguy cơ tăng lên phụ thuộc vào số lượng ổ viêm và thời gian mắc bệnh. Các nghiên cứu cho thấy nếu ruột già bị viêm toàn bộ và bị viêm loét 10 năm trở lên thì nguy cơ mắc ung thư đại tràng rất cao.
Biểu hiện sớm của ung thư đại trực tràng
Những người mắc bệnh ung thư đại trực tràng có thể thường xuyên gặp các triệu chứng hoặc dấu hiệu sau đây, tuy nhiên các triệu chứng này đôi khi do một số bệnh lý khác không phải là ung thư.
- Tiêu chảy, táo bón, hoặc cảm thấy ruột không trống hoàn toàn sau khi đi vệ sinh
- Phân có màu đỏ hoặc màu tối, đôi khi có dịch nhầy
- Khó chịu ở bụng, bao gồm đau bụng, đầy hơi, đầy đầy bụng và đau thắt ở bụng
- Giảm cân mà không rỏ nguyên nhân
- Mệt mỏi
- Thiếu máu do thiếu sắt không rõ nguyên nhân, số lượng hồng cầu thấp
Mời độc giả xem thêm video:
Bác sĩ chỉ ra các dấu hiệu của ung thư tinh hoàn