Vitamin D rất cần thiết để chăm sóc sức khỏe tổng thể, từ sức khỏe xương, sức khỏe tinh thần đến sức khỏe khi về già...
Thông thường, các bác sĩ không khuyến nghị bổ sung vitamin D cho những người bị thiếu hụt nhẹ. Cơ thể có thể lấy nguồn tự nhiên cung cấp vitamin D như ánh sáng mặt trời (chủ yếu) và thực phẩm giàu vitamin D. Tuy nhiên, một số tình trạng nhất định có thể yêu cầu bổ sung bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Trong một số trường hợp cần bổ sung vitamin D bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
2. Cần bổ sung vitamin D khi nào?
- Khi có vấn đề về gan và thận: Các enzyme được sản xuất trong cơ thể có tác dụng phân hủy vitamin D thành dạng mà cơ thể có thể sử dụng. Tuy nhiên, đối với người đang mắc bệnh thận hoặc gan hoặc cả hai, sẽ không có đủ enzyme để phân hủy vitamin D. Điều này có thể dẫn đến thiếu hụt gây ảnh hưởng tới sức khỏe và cần phải bổ sung thêm.
Người mắc bệnh gan, thận có thể cần bổ sung vitamin D.
- Loãng xương và gãy xương: Vitamin D là công cụ giúp xây dựng sức khỏe và mật độ xương, đồng thời ngăn ngừa các bệnh như loãng xương và thiếu xương.
Chức năng chính của vitamin D là giữ cân bằng nội môi của các khoáng chất khác như phốt pho và canxi. Nếu xương của bạn bị yếu, bác sĩ có thể đề nghị bổ sung vitamin D.
Vitamin D cần thiết bổ sung cho người bị loãng xương.
- Mang thai: Khi mang thai, nhu cầu vitamin D của cơ thể tăng lên để cung cấp cho cả mẹ và thai nhi. Bổ sung bằng thực phẩm có thể sẽ không đủ. Do đó, phụ nữ mang thai thường được bác sĩ kê đơn bổ sung vitamin D.
Phụ nữ mang thai cần được bổ sung vitamin D.
- Người cao tuổi: Khi chúng ta già đi, các nguồn ‘tài nguyên’ trong cơ thể cũng bắt đầu cạn kiệt. Ví dụ, tuổi già sẽ làm cho xương yếu đi và có thể bắt đầu bị thiếu một số chất dinh dưỡng nhất định trong đó có vitamin D.
Tình trạng thiếu vitamin D diễn ra phổ biến trong thời gian này. Do đó, người cao tuổi cũng là đối tượng được khuyến nghị uống thuốc thường xuyên để bù đắp lượng vitamin D bị mất đi.
Người cao tuổi nên được bổ sung vitamin D.
- Bệnh thần kinh: Vitamin D hoạt động như một chất kích thích thần kinh trong cơ thể, giúp phát triển và hoạt động của não. Nếu cơ thể con người thiếu vitamin D đến mức nguy hiểm, nó có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về thần kinh như Parkinson và Alzheimer…
Bổ sung đủ lượng vitamin D sẽ giúp phòng ngừa các tình trạng này.
Thiếu vitamin D làm ảnh hưởng tới thần kinh.
- Trầm cảm: Vitamin D còn giúp ngăn ngừa và chữa bệnh trầm cảm. Trầm cảm có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, như thiếu ánh sáng mặt trời trầm trọng hoặc có thể do các yếu tố căng thẳng về sức khỏe tâm thần khác. Ngoài ra, thiếu vitamin D cũng là một nguyên nhân gây trầm cảm.
Nếu rơi vào trường hợp này, việc bổ sung vitamin D là điều cần thiết nhưng chỉ dùng theo chỉ định của bác sĩ.
Trầm cảm có thể do thiếu vitamin D.
- Rối loạn kém hấp thu: Các tình trạng rối loạn kém hấp thu như bệnh xơ nang, bệnh celiac, hội chứng ruột ngắn và bệnh viêm ruột… Những rối loạn này có thể gây ra sự thiếu hụt vitamin D. Do đó, cần thiết phải bổ sung vitamin D để giúp cho cơ thể hoạt động bình thường.
3. Cần bao nhiêu vitamin D mỗi ngày?
Chế độ ăn uống được khuyến nghị (RDA) đối với vitamin D cho người khỏe mạnh từ 1 đến 70 tuổi là 600 IU, hoặc 15 mcg mỗi ngày. Những người trên 70 tuổi được khuyến nghị bổ sung 800 IU hoặc 20 mcg mỗi ngày. Số lượng này bao gồm vitamin D bạn nhận được từ thực phẩm, cũng như các chất bổ sung trong chế độ ăn uống.
Vitamin D được tìm thấy tự nhiên trong một số loại thực phẩm như cá béo (cá hồi, cá ngừ), gan bò, lòng đỏ trứng và nấm được xử lý bằng tia cực tím (UV). Vitamin D cũng được bổ sung hoặc tăng cường vào một số thực phẩm để tăng lượng hấp thụ trong chế độ ăn (thực phẩm tăng cường phổ biến bao gồm sữa và ngũ cốc ăn sáng)
Nếu mức vitamin D của bạn thấp, hãy đi khám hoặc trao đổi với bác sĩ để xác định lượng vitamin D bạn nên dùng, giúp đưa nó về trạng thái tối ưu.
4. Tác dụng phụ khi bổ sung quá nhiều vitamin D
Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, quá nhiều có thể có hại và gây ra các triệu chứng như khó chịu ở dạ dày, các triệu chứng tâm thần bất thường hoặc các vấn đề về thận. Vitamin D tan trong chất béo nên có thể tích tụ trong các mô nếu bổ sung quá nhiều vitamin D.
Các dấu hiệu và triệu chứng của việc dùng quá nhiều vitamin D:
- Triệu chứng tiêu hóa: Tác dụng phụ phổ biến nhất của quá nhiều vitamin D có liên quan đến tăng canxi huyết. Điều này dẫn đến các triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn, chán ăn, táo bón…
- Thay đổi sức khỏe tâm thần: Ngoài các triệu chứng thể chất liên quan đến quá nhiều vitamin D và chứng tăng canxi máu liên quan, còn có thể có các triệu chứng liên quan đến sức khỏe tâm thần, bao gồm lú lẫn, sự thờ ơ (thiếu quan tâm, nhiệt tình), trầm cảm, hay cáu gắt, ảo giác, rối loạn tâm thần…
- Biến chứng thận: Quá nhiều vitamin D có thể dẫn đến các biến chứng về thận, chẳng hạn như giảm chức năng thận, tổn thương thận, suy thận và sỏi thận. Những người mắc bệnh thận cũng cần tránh dùng quá nhiều vitamin D vì có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng về thận.
Mời độc giả xem thêm video:
Những loại rau nào thải độc, Giúp gan khỏe mạnh? | SKĐS