7 sai lầm khi điều trị hen phế quản cho trẻ

28-04-2023 06:58 | An toàn dùng thuốc

SKĐS – Điều trị hen phế quản cho trẻ cần tuân thủ chỉ định và hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều bậc phụ huynh mắc sai lầm khi trị căn bệnh này cho trẻ, khiến bệnh lâu khỏi, thậm chí gây biến chứng...

Hen phế quản ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trịHen phế quản ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

SKĐS - Hen phế quản ở trẻ em nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây các biến chứng nguy hiểm...

1. Ngừng dùng thuốc khi đã giảm triệu chứng

Đây là sai lầm thường gặp khi trị bệnh cho trẻ. Nhiều cha mẹ khi thấy trẻ đã thuyên giảm triệu chứng bệnh đã tự ý dừng thuốc trị hen phế quản, do lo lại các tác dụng phụ của thuốc, sợ con mệt, sợ uống nhiều thuốc… Tuy nhiên, việc dùng thuốc không hết đơn có thể khiến bệnh không khỏi hẳn mà còn làm cho tình trạng bệnh nặng lên, gây cơn hen cấp, nguy hiểm cho trẻ.

7 sai lầm khi điều trị hen phế quản cho trẻ - Ảnh 2.

Điều trị hen phế quản cho trẻ cần tuân thủ chỉ định và hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ chuyên khoa.

2. Tự bỏ thuốc dự phòng

Khi bi hen phế quản, bệnh nhân phải sử dụng đồng thời cả thuốc cắt cơn hen và thuốc dự phòng hen. Khi thấy dùng thuốc cắt cơn hen hiệu quả, nhiều người đã bỏ ngay thuốc dự phòng hen. Tuy nhiên, hen phế quản là bệnh mạn tính, cần dùng thuốc lâu dài, nhất là thuốc dự phòng. Điều này làm cho cơn hen dễ tái phái hơn, tần suất dày hơn và gây nguy hiểm cho trẻ.

3. Dùng đơn thuốc của người khác

Nhiều cha mẹ khi thấy con có các triệu chứng hen phế quản, do ngại đi khám, sợ con lây nhiễm chéo trong bệnh viện, vì bệnh "giống con nhà hàng xóm"…, đã tự ý cho con dùng thuốc theo đơn của người khác. Tuy nhiên, việc làm này vô cùng nguy hiểm.

Thể trạng, tình trạng bệnh mỗi người khác nhau, việc áp dụng đơn thuốc của người này cho người khác không những không giúp khỏi bệnh mà có thể làm bệnh nặng lên, khó điều trị hơn, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.

4. Hít ống thuốc không đủ sâu

Đây cũng là sai lầm nhiều người mắc phải. Thuốc chỉ có tác dụng khi được đưa sâu vào phế quản. Nếu không thực hiện đúng thao tác, không hít đủ sâu, thuốc sẽ không có tác dụng. Do đó, người bệnh cần thuần thục các thao tác sử dụng bình hít/xịt trị hen phế quản đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, hoặc theo tờ hướng dẫn sử dụng.

7 sai lầm khi điều trị hen phế quản cho trẻ - Ảnh 4.

Nếu không thực hiện đúng thao tác, không hít đủ sâu, thuốc sẽ không có tác dụng trị hen phế quản.

5. Tự ý tăng liều lượng thuốc

Nhiều người sốt ruột mong con nhanh khỏi bệnh đã tự ý tăng liều thuốc cho trẻ. Tình trạng này dễ dẫn tới ngộ độc thuốc, quen thuốc... Thuốc dần trở nên không tác dụng và việc điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

6. Không theo dõi sát sao tiến trình điều trị bệnh

Nhiều bậc cha mẹ yên tâm khi có các thuốc điều trị bệnh cho con nên không để ý sát sao quá trình điều trị bệnh của trẻ. Việc không theo dõi, khám thường xuyên có thể khiến nhiều người bỏ qua ngưỡng bệnh trở nặng, khiến cho các cơn hen có thể xuất hiện nhiều hơn, người bệnh không đáp ứng với thuốc giãn phế quản… Cần lưu ý rằng, hen phế quản có thể chuyển biến rất nhanh, thậm chí nguy kịch nếu lên cơn hen cấp tính.

7. Không tránh các tác nhân gây bệnh hen phế quản

Nhiều người chỉ tập trung vào việc dùng thuốc trị hen phế quản mà quên đi việc phòng tránh các tác nhân gây kịch phát cơn hen, cũng có thể hỗ trợ điều trị hữu hiệu căn bệnh này. Do đó, nên tránh khói, bụi, khói xăng dầu, khói than, khói thuốc lá, lông vật nuôi, phấn hoa... Ngoài ra, cần vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, ngăn ngừa, dự phòng và bảo vệ với các yếu tố tạo ra dị ứng trong môi trường để tránh cơn hen.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Top 9 loại thực phẩm chớ nên ăn vào bữa sáng có thể bạn chưa biết.

BS.Nguyễn Văn Hùng
Ý kiến của bạn