Quá trình tiến hóa của loài người, từ thời đại đồ đá, đồ đồng… cho đến ngày nay, con người đã có nhiều khám phá, phát minh khoa học mang tính đột phá làm thay đổi cuộc sống và sức khỏe của con người. Dưới đây là một số phát minh trong số đó.
Thuốc gây mê
Mặc dù có một số chất được sử dụng trong thời gian dài giúp người bệnh giảm bớt đau đớn khi bước vào cuộc phẫu thuật nhưng hầu như không hiệu quả. Cho đến nửa đầu thập niên 1840, trong những cuộc giải phẫu trên thế giới ngoài người y sĩ phẫu thuật còn cần hai, ba người lực lưỡng để đè giữ người được phẫu thuật. Người bệnh được phẫu thuật trong tình trạng tỉnh táo, nghe tiếng cưa, dao cắt qua thịt, qua xương và la hét, rên rỉ vì đau đớn. Nhà phẫu thuật phải rất nhanh tay, cưa chân chỉ mất 25-27 giây, nếu làm lâu hơn bệnh nhân có thể tử vong vì không chịu nổi đau đớn và mất máu. Việc sử dụng chất gây mê cho phép các bác sĩ có thêm thời gian để tiến hành phẫu thuật thận trọng, cầm máu và tiến hành được những ca phẫu thuật ngày càng phức tạp với thời gian dài hơn. Ngày 16/10/1864 được chính thức ghi nhận là Ngày Ête và ngày 17 có cuộc giải phẫu cắt bỏ cánh tay của người phụ nữ. Cuộc phẫu thuật kéo dài 7 phút, bệnh nhân được cho hít ête nhiều lần do đó không có cảm giác đau đớn.
Thuốc kháng sinh
Kháng sinh được khám phá đầu tiên nhờ một thí nghiệm may mắn của Alexander Fleming vào năm 1928. Thí nghiệm của ông cho thấy loài nấm Penicillium notatum có thể sản xuất ra một chất được gọi là penicillin. Loại thuốc này có khả năng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là bệnh giang mai. Trong thập niên 1940, việc sản xuất penicillin với quy mô lớn từ nấm mốc Penicillium notatum. Penicillin được phát triển thành nhiều dòng và lần đầu tiên các bệnh nan y đã được điều trị. Phương pháp điều trị này là một bước tiến lớn trong lịch sử y học khiến những căn bệnh do vi khuẩn gây nên không còn là mối đe dọa khủng khiếp như trước đây.
Lúa mỳ
Cho đến những năm 1940, nạn đói hoành hành khắp nơi trên thế giới do không đủ lương thực cung cấp cho người dân. Cha đẻ của cuộc Cách mạng xanh, TS. Norma Borgaug đã tiến hành nghiên cứu di truyền thực vật trước khi phát triển và cho ra đời giống lùa mỳ mà sản lượng 8-10 tấn/ha, cao gấp nhiều lần so với giống lúa mỳ truyền thống. Sản lượng lúa mỳ ở Ấn Độ và nhiều nước châu Phi tăng gấp đôi, nhanh chóng góp phần giải quyết nạn đói của nhân loại. Nhờ TS.Norma Borlaug, người đã được trao tặng giải Nobel mà hơn 1 tỷ người có thể sống sót qua nạn đói lịch sử này.
Động cơ hơi nước
Mặc dù động cơ hơi nước có lịch sử hàng ngàn năm trước nhưng nó không được sử dụng rộng rãi cho tới cuộc Cách mạng công nghiệp. Sự ứng dụng động cơ hơi nước vào đời sống báo hiệu sự ra đời của kỷ nguyên sản xuất hàng loạt và vận chuyển hàng hóa một cách nhanh chóng. Năm 1784, James Watt - phụ tá thí nghiệm của Trường đại học Glasgow (Scotland) đã phát minh ra máy hơi nước. Nhờ phát minh này, nhà máy dệt có thể đặt bất cứ nơi nào. Không những thế, phát minh này còn có thể coi là mốc mở đầu quá trình cơ giới hóa. Ngày nay, 90% năng lượng điện trên thế giới có được là từ hơi nước.
Than
Nhiên liệu hóa thạch được phát hiện và sử dụng từ thời văn minh cổ đại. Thời trung cổ, than bắt đầu được sử dụng bởi thợ rèn. Đến cuộc Cách mạng công nghiệp, than mới được sử dụng rộng rãi vào việc cung cấp năng lượng. Than cung cấp nhiệt lượng tương đương với gỗ và kinh tế hơn. Loại nhiên liệu hóa thạch này cho phép các động cơ hơi nước phát triển mạnh mẽ và là tiền đề cho sự ra đời của điện.
Di truyền học hiện đại được ra đời vào giữa thế kỷ 19 với những công trình của Gregor Mendel. Dù không hiểu về nền tảng vật chất của tính di truyền, Mendel vẫn nhận biết được rằng sinh vật thừa kế những tính trạng theo một cách riêng rẽ mà trong đó những đơn vị cơ bản của di truyền được gọi là gen. Những kiến thức nền tảng về di truyền đã mang đến nhiều thành tựu mới không chỉ trong lĩnh vực y học mà còn trong lĩnh vực nông nghiệp. Với biến đổi gen, chúng ta đã có thể cải thiện cuộc sống của loài người và toàn bộ cư dân động thực vật đang sinh sống trên trái đất.
Máy tính điện tử
Chiếc máy tính đầu tiên ra đời vào năm 1939 và được đặt tên là máy tính (computer) vì ứng dụng chủ yếu lúc đó thuộc về lĩnh vực tính toán. Máy tính được phát triển bởi Alan Turing và được sử dụng trong thế chiến thứ 2 nhằm phá vỡ mã số của Đức quốc xã. Từ năm 1950, máy tính bắt đầu được đưa ra sử dụng rộng rãi trong xã hội, trải qua thời gian cải tiến, đến nay máy tính xử lý rất đa dạng, trên nhiều loại dữ liệu khác nhau: các số liệu, âm thanh, hình ảnh,… Có thể khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của máy tính điện tử ngày nay giúp nhân loại tiến một bước xa trong lịch sử văn minh nhân loại.
Minh Huệ (Theo LVS, 6/2013)