Hà Nội

7 nguyên nhân khiến mắt nháy, giật liên tục

26-04-2024 06:29 | Bệnh thường gặp

SKĐS - Mắt nháy, giật là biểu hiện rất hay gặp ở nhiều người. Vậy khi mắt giật liên tục nguyên nhân do đâu, có phải là dấu hiệu cảnh báo vấn đề liên quan đến sức khỏe của đôi mắt?

Thông thường, mắt bị nháy, giật đến một cách bất ngờ, đột ngột, không có bất kỳ dấu hiệu nào báo trước. Hiện tượng này có thể biến mất ngay sau đó, không lặp lại hoặc lặp lại trong nhiều ngày liên tục.

Nháy mắt không gây đau, không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng trường hợp mắt nháy mạnh có thể gây cảm giác nặng mắt, hơi khó chịu.

Mắt nháy, giật liên tục do đâu?

Mắt giật là hiện tượng bình thường của cơ thể và bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Hiện tượng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể đến như:

Nếu mắt bị khô sẽ gây ra tình trạng nháy, giật liên tục. Khô mắt xảy ra khi mắt không được cung cấp đủ độ ẩm cần thiết, cơ thể đặc biệt là mắt thiếu nước nghiêm trọng, lão hóa, làm việc nhiều với thiết bị điện tử hoặc sử dụng kính áp tròng,… Điều này sẽ gây cảm giác nhức mỏi cho đôi mắt và mắt giật liên tục như một phản ứng tự nhiên.

  • Dị ứng mắt

Nếu người bệnh bị dị ứng mắt có thể gây ra tình trạng nháy, giật liên tục. Tình trạng dị ứng với khói bụi, phấn hoa thì khả năng bị giật mắt trái sẽ thường xuyên xảy ra. Khi mắt bị dị ứng có thể gây kích ứng cho mắt, khiến các cơ ở mắt bị co thắt lại.

  • Do thiếu ngủ

Tình trạng thiếu ngủ cũng có thể dẫn đến nháy, giật mắt liên tục. Khi cơ thể đi vào giấc ngủ cũng là lúc mắt được nghỉ ngơi, thư giãn. Thế nên, một giấc ngủ chất lượng sẽ giúp đôi mắt khỏe và hoạt động tốt hơn. Ngược lại, tình trạng mất ngủ kéo dài, ngủ không đủ giấc sẽ khiến các cơ quan trên cơ thể luôn ở trong trạng thái mệt mỏi và mắt nháy giật cũng là một biểu hiện.

    7 nguyên nhân khiến mắt nháy, giật liên tục- Ảnh 1.

    Căng thẳng, mệt mỏi là nguyên nhân gây nháy giật mắt.

  • Do căng thẳng, mệt mỏi

Khi cơ thể bị căng thẳng, mệt mỏi kéo dài, não bộ sẽ phải chịu áp lực rất lớn. Cơ mắt cũng phải chịu một áp lực tương tự và tạo phản ứng co giật ở cả 2 mắt.

  • Uống cà phê quá nhiều

Nhiều người thích uống cà phê, thậm chí uống quá nhiều cũng là nguyên nhân khiến mắt nháy, giật. Vì cà phê chứa một lượng lớn caffeine, khiến nhịp tim tăng và tác động đến nhiều cơ quan bộ phận khác trong cơ thể. Trong khi đó, cơ mắt lại rất nhạy cảm nên giật mắt cũng được xem như một phản ứng khi cơ thể nạp quá nhiều caffeine.

  • Do ô nhiễm môi trường

Khi sống hoặc hoạt động trong môi trường bị ô nhiễm, đặc biệt là môi trường có nhiều chất hóa học độc hại, khói thuốc, khí thải nhà máy, xe cộ sẽ khiến cho đôi mắt dễ bị nhạy cảm và kích ứng. Khi các chất độc bên ngoài môi trường thâm nhập vào mắt sẽ khiến cho mắt bị kích ứng và giật mắt.

  • Do nhiễm trùng

Nếu mắt bị tổn thương có thể do lẹo mắt, viêm kết mạc cũng có thể dẫn đến tình trạng giật mắt, nháy mắt. Những bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách sẽ rất dễ khiến mắt bị nhiễm trùng. Lúc này, mắt sẽ có dấu hiệu đau nhức, ửng đỏ và giật liên tục ở cả hai mắt.

Co giật mí mắt có nguy hiểm?

Co giật mí mắt có thể là triệu chứng của những rối loạn nghiêm trọng về thần kinh hoặc não rất hiếm gặp. Khi co giật mí mắt là hậu quả của những tình trạng này sẽ đi kèm với các triệu chứng khác.

Các rối loạn não và thần kinh có thể khiến mí mắt co giật như: 

  • Liệt dây thần kinh mặt; 
  • Loạn trương lực cơ, gây co thắt cơ không tự chủ và ảnh hưởng đến một phần cơ thể bị xoay hoặc biến dạng; 
  • Loạn trương lực cơ cổ, khiến cổ co giật bất ngờ. 
  • Đa xơ cứng, một bệnh của hệ thần kinh trung ương gây ra các vấn đề về nhận thức và vận động, cũng như mệt mỏi; 
  • Bệnh Parkinson, gây run các chi, cứng cơ, gặp các vấn đề về thăng bằng và ngôn ngữ; 
  • Hội chứng Tourette.

Giác mạc trầy xước không được điều trị cũng có thể gây ra tình trạng co giật mí mắt. Vì thế khi bị chấn thương mí mắt, hãy đến gặp bác sĩ nhãn khoa ngay lập tức vì vết xước giác mạc có thể gây ra tổn thương về mắt vĩnh viễn.

7 nguyên nhân khiến mắt nháy, giật liên tục- Ảnh 2.

Bổ sung vitamin bằng rau củ hàng ngày để phòng bệnh.

Lời khuyên bác sĩ

Mắt nháy, giật là một hiện tượng khá phổ biến và lành tính, có thể tự hết mà không cần sự can thiệp nào khác từ bên ngoài. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp nếu không được lưu ý và chữa trị kịp thời thì sẽ gây nên những bệnh lý nguy hiểm ở mắt.

Ngoài ra, nháy, giật khi mắc các bệnh lý dị ứng, viêm nhiễm… cần phải được điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa mắt.

Tùy từng nguyên nhân mà có cách xử trí khác nhau, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của các bác sĩ. Khi bị nháy, giật mắt điều quan trọng hãy để cho mắt được nghỉ ngơi, thư giãn hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử, máy tính, điện thoại có thể khiến tình trạng nặng hơn.

Ngoài ra uống đủ nước khoảng 1,5 – 2 lít/ngày để tránh làm mắt bị khô. Bên cạnh nước lọc có thể uống nước ép trái cây để bổ sung vitamin A cho cơ thể.

Nếu mắt khô có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt không kê đơn để cấp ẩm cho mắt, giúp mắt hoạt động tốt hơn.

Cần nghỉ ngơi, ngủ đúng giờ, đủ 8 tiếng mỗi ngày để mắt được thư giãn và khắc phục hiện tượng nháy mắt không kiểm soát.

Sau thời gian làm việc với điện thoại, máy tính hãy cho mắt được nghỉ ngơi, thư giãn mắt bằng cách chườm ấm hoặc chườm dưa leo để giảm tình trạng co giật mắt trái.

Để có được đôi mắt khỏe, khắc phục khô mắt, cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, nhất là những thành phần dưỡng chất cần thiết cho mắt như vitamin A, D, B12,… có ở các thực phẩm hàng ngày như: chuối, đu đủ, cà chua, rau xanh…. Bên cạnh đó cũng nên hạn chế sử dụng quá nhiều cà phê.

Mỏi mắt, khô mắt liên tục vào mùa hè- Vì sao?Mỏi mắt, khô mắt liên tục vào mùa hè- Vì sao?

SKĐS - Nếu mùa đông được mệnh danh là “con quỷ” gây nên các bệnh về đường hô hấp, thì mùa hè lại được xem là phù thủy của các bệnh về mắt như: khô mắt, đau mắt đỏ, viêm giác mạc… mà dấu hiệu ban đầu ít ai tưởng chừng tới; đấy là tình trạng mỏi mắt và khô mắt liên tục. Bệnh không nguy hiểm nhưng nếu không điều trị đúng cách, bệnh kéo dài có thể gây loét giác mạc, suy giảm thị lực và có thể dẫn đến mù lòa.



BS. Nguyễn Thu Hiền
Ý kiến của bạn