7 lý do đổ mồ hôi bất thường và cách khắc phục tại nhà

SKĐS - Nếu bạn đổ mồ hôi bất thường mà không liên quan đến thời tiết, nhiệt độ xung quanh thì nên kiểm tra tình trạng sức khỏe, cách tập luyện và nghỉ ngơi…

1. Cảm giác lo lắng, căng thẳng gây đổ mồ hôi

TS. Marisa Garshick, chuyên gia da liễu tại New York, Mỹ cho biết, cảm giác lo lắng, căng thẳng là phản ứng của cơ thể trước những khó khăn xuất hiện trong công việc, cuộc sống.

Khi cảm giác này xuất hiện, vùng dưới đồi, thuộc hệ thần kinh thực vật, kích thích tuyến thượng thận tăng sản sinh hormone, trong đó có epinephrine (adrenaline). Đây là hormone kích thích tuyến mồ hôi hoạt động.

Do đó, khi căng thẳng, lo lắng bạn sẽ ra nhiều mồ hôi, đặc biệt là ở bàn tay, bàn chân, lưng...

Cách khắc phục: Một cách để làm dịu phản ứng của cơ thể là tập hít thở sâu, theo Harvard Health Publishing. Thực hành đơn giản là hít vào và thở ra chậm rãi, đều đặn nhằm thư giãn, ổn định nhịp tim và ngừng đổ mồ hôi.

2. Thời kỳ mãn kinh

Sự thay đổi nội tiết tố thời kỳ mãn kinh có thể gây ra một loạt các tác động không mong muốn. Trong giai đoạn này, việc sản xuất hormone estrogen của cơ thể giảm xuống, dẫn đến những cơn bốc hỏa, cảm giác nóng đột ngột quanh ngực, cổ và mặt kèm theo đổ mồ hôi nhiều.

Cách khắc phục: Thay đổi lối sống và thực hiện các biện pháp tự nhiên đối với các cơn bốc hỏa như mặc quần áo thoáng khí, giảm nhiệt độ phòng ngủ vào ban đêm. Theo Viện Lão hóa Quốc gia Mỹ, có thể sử dụng liệu pháp hormone và thuốc chống trầm cảm nhằm ngăn chặn các cơn bốc hỏa nhưng cần theo hướng dẫn của bác sĩ.

photo-1685003945672

Hiện tượng bốc hỏa trong thời kỳ mãn kinh gây tình trạng đổ mồ hôi nhiều.

3. Không hạ nhiệt đúng cách sau khi tập luyện

Đổ mồ hôi khi bạn đang tập thể dục là điều bình thường do cơ bắp nóng lên và tăng nhiệt độ cơ thể. TS. Garshick giải thích, cơ thể chúng ta được thiết kế để tiết mồ hôi nhằm giúp cơ thể hạ nhiệt và tránh bị quá nóng khi tập luyện.

Tuy nhiên, việc đổ mồ hôi có thể tiếp tục trong một khoảng thời gian ngay cả sau khi bạn tập luyện xong, đặc biệt nếu bạn dừng đột ngột, khi cơ bắp vẫn còn rất ấm.

Cách khắc phục: Dành vài phút để thư giãn khi kết thúc bài tập, cho cơ thể chuyển dần từ chế độ hoạt động sang nghỉ ngơi. Trong thời gian này, cơ bắp dần hạ nhiệt và giảm đổ mồ hôi sau khi tập luyện.

photo-1685003946900

Sau tập luyện cần nghỉ ngơi đúng cách để ngăn ngừa đổ mồ hôi nhiều.

4. Tuyến giáp hoạt động quá mức

Theo Viện Y tế Quốc gia (NIH) Mỹ, đổ mồ hôi một cách khó hiểu cùng với nhịp tim nhanh hoặc không đều, cảm giác hồi hộp hoặc cáu kỉnh, khó ngủ, run tay, thay đổi tâm trạng và đi tiêu thường xuyên là những biểu hiện thường gặp ở bệnh cường giáp.

Cách khắc phục: Nếu bạn có các triệu chứng của bệnh cường giáp, hãy đi khám. NIH lưu ý rằng tình trạng này thường dễ kiểm soát bằng thuốc chống tuyến giáp và thuốc chẹn beta (tránh một số loại thực phẩm cũng có thể giúp ích), nhưng nó có thể trở nên nguy hiểm đến tính mạng khi không được điều trị.

photo-1685003947381

Cường giáp có thể gây đổ mồ hôi nhiều.

5. Tăng tiết mồ hôi

Đổ mồ hôi quá nhiều không liên quan đến nhiệt, tập thể dục hoặc nguyên nhân bệnh lý tiềm ẩn khác thường là dấu hiệu của chứng tăng tiết mồ hôi, khi cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn mức cần thiết. Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD), những người mắc chứng tăng tiết mồ hôi có xu hướng đổ mồ hôi nhiều nhất ở lòng bàn tay, bàn chân, nách hoặc đầu. Đôi khi, đổ mồ hôi nhiều có thể gây nhiễm trùng da thường xuyên như nấm da chân hoặc ngứa ngáy.

Cách khắc phục: Tránh các tác nhân gây ra mồ hôi như caffein, thức ăn cay hoặc rượu có thể giúp kiểm soát mồ hôi. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thuốc chống trầm cảm, kem theo toa... để kiểm soát mồ hôi.

photo-1685003947747

Caffein là một trong những nguyên nhân gây đổ mồ hôi nhiều.

7. Đổ nhiều mồ hôi do thuốc

Theo Hiệp hội Tăng tiết mồ hôi Quốc tế, một số loại thuốc được sử dụng để điều trị chứng trầm cảm, chứng mất trí nhớ, bệnh Parkinson và đau mn tính có thể gây ra chứng tăng tiết mồ hôi do thuốc.

Cách khắc phục: Nếu bạn nghi ngờ một loại thuốc mới đang gây ra tác dụng phụ đổ mồ hôi, hãy trao đổi với bác sĩ điều trị.

Thông thường, thủ phạm gây đổ mồ hôi nhiều, tương đối lành tính và dễ khắc phục. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, đổ mồ hôi nhiều có thể do tình trạng bệnh lý nghiêm trọng tiềm ẩn như bệnh lao, sốt rét, một số bệnh thần kinh hoặc một số bệnh ung thư, nhiễm khuẩn huyết… cần được điều trị y tế.

Lưu ý, thay đổi lối sống và sử dụng chất chống mồ hôi nặng thường có thể để kiểm soát tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều. Nhưng bạn cần thăm khám y tế nếu:

  • Các biện pháp tại nhà không hiệu quả.
  • Đổ mồ hôi đang cản trở cuộc sống hàng ngày. 
  • Bạn nghi ngờ đổ mồ hôi là do một vấn đề y tế cơ bản gây ra…  

Mời bạn xem tiếp video:

Những thực phẩm rẻ tiền nhưng có tác dụng làm đẹp bất ngờ - SKĐS



Lê Thu Lương
Theo livestrong
Ý kiến của bạn