1. Tại sao nên tránh uống cà phê có sữa và đường?
Uống cà phê thêm sữa và/hoặc đường có thể trông hấp dẫn và ngon miệng hơn nhưng không phải là thức uống tốt nhất cho sức khỏe.
Những thức uống này chủ yếu chứa nhiều đường, chất tạo ngọt, kem tươi và sữa… nếu uống thường xuyên có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe, làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường, bệnh tim mạch, các vấn đề về da, thiếu ngủ, NAFLD (bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu) và bệnh thận… Do đó, nên cố gắng tránh cà phê có đường hoặc ít nhất là thêm đường ở mức độ vừa phải.
Uống cà phê không đường sẽ tốt hơn cho sức khỏe.
2. Lợi ích của cà phê không đường
Dưới đây là một số lý do tại sao caffeine có thể tốt cho bạn, nhưng chỉ khi bạn không thêm đường vào:
2.1. Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Theo dữ liệu từ Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan, việc tiêu thụ cà phê giúp giảm 8% nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 ở phụ nữ. Thêm bất kỳ chất tạo ngọt nào cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu, nhưng cà phê nguyên chất thì không.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, caffeine có thể làm giảm độ nhạy insulin. Vì vậy, những người bị đái tháo đường có thể uống cà phê không đường, nhưng ở mức độ vừa phải và sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ.
2.2 Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất trên toàn cầu. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, uống caffeine có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Ochsner cho thấy rằng, việc tiêu thụ cà phê có thể tốt cho tim, nhưng chỉ có tác dụng nếu bạn tiêu thụ mà không có đường.
1.3. Cải thiện trí nhớ
Một nghiên cứu do Đại học Johns Hopkins thực hiện đã phát hiện ra rằng, việc tiêu thụ cà phê nguyên chất có thể giúp cải thiện trí nhớ của bạn.
1.4. Hỗ trợ giảm cân
Nếu bạn là người đang cố gắng giảm cân, có thể đưa việc uống cà phê không đường hoặc sữa vào chế độ ăn kiêng giảm cân của mình. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Citical Reviews in Food Science and Nutrition cho thấy, việc tiêu thụ caffeine có thể giúp giảm chỉ số khối cơ thể (BMI) và tổng thể trọng lượng.
Tiêu thụ caffeine giúp tăng sinh nhiệt, làm tăng năng lượng và quá trình trao đổi chất của cơ thể, do đó giúp đốt cháy nhiều calo hơn.
1.5. Giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ
Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu hay NAFLD là tình trạng mỡ tích tụ trong gan mà không uống rượu. Khi các trường hợp béo phì gia tăng, NAFLD đang trở thành lý do gây lo ngại ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, việc tiêu thụ cà phê có thể làm giảm nguy cơ này. Không chỉ NAFLD, caffeine cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh gan khác.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Frontiers in Pharmacolog, tiêu thụ caffeine dẫn đến sản xuất paraxanthine, ức chế sự hình thành mô sẹo góp phần gây xơ hóa. Điều này có thể có lợi trong cuộc chiến chống lại bệnh viêm gan C, xơ gan do rượu, bệnh gan nhiễm mỡ không liên quan đến rượu và ung thư gan,
Uống cà phê không đường giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ.
1.6. Ngăn ngừa sâu răng
Uống cà phê không thêm đường hoặc kem có thể giúp giảm vi khuẩn trong miệng và giảm nguy cơ sâu răng.
1.7. Kiểm soát huyết áp
Huyết áp cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, vì vậy điều quan trọng là phải kiểm soát mức huyết áp. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nutriens, uống cà phê có thể làm giảm huyết áp. Tuy nhiên, chỉ nên uống cà phê ở mức độ vừa phải, vì tiêu thụ quá nhiều cũng có thể làm tăng mức huyết áp.
3. Ai nên tránh hoàn toàn cà phê?
Một số người không nên dùng caffeine, bao gồm:
- Những người có dạ dày nhạy cảm hoặc các vấn đề về tiêu hóa khi uống, có thể dễ dàng gây kích ứng dạ dày và làm tình trạng của bạn trở nên tồi tệ hơn. Cà phê có thể gây đầy hơi, táo bón, đầy hơi và tiêu chảy ở một số người.
- Nếu bạn bị dị ứng với caffeine, nên tránh uống hoặc ăn những thực phẩm này vì nó có thể gây ra phản ứng dị ứng và dẫn đến các biến chứng khác.
Mời bạn xem thêm video:
Lạ mà có thật: Uống cà phê giúp ngăn ngừa ung thư, kéo dài tuổi thọ I SKĐS