1. Tại sao cơ thể chúng ta cần canxi?
Canxi là thành phần cấu tạo nên xương
Khoảng 99% canxi trong cơ thể con người nằm trong xương và răng. Canxi giúp xương chắc khỏe, phòng ngừa bệnh loãng xương, giảm tình trạng đau nhức và khó khăn trong vận động, làm nhanh lành các vết nứt gãy trên xương.
Đối với trẻ em, thiếu canxi làm trẻ chậm lớn, xương nhỏ và yếu, dễ dẫn đến bệnh còi xương, chất lượng răng kém, dễ sâu và răng mọc không đều.
Cần cho hoạt động của thần kinh cơ
Canxi giúp điều chỉnh sự co cơ. Khi một dây thần kinh kích thích một cơ, cơ thể sẽ giải phóng canxi, giúp các protein trong cơ co lại. Khi canxi được bơm ra khỏi cơ, cơ sẽ giãn ra.
Ngoài ra, canxi có vai trò quan trọng đối với hệ thần kinh. Ở người già thiếu canxi dễ bị suy nhược thần kinh, trí nhớ kém, tinh thần không ổn định, đau đầu…
Tốt cho hệ tim mạch
Canxi đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, duy trì hoạt động của cơ tim. Canxi làm giãn cơ trơn bao quanh mạch máu. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc bổ sung đủ canxi và hạ huyết áp.
Ngoài ra canxi còn là đồng yếu tố của nhiều loại enzym. Nếu không có canxi, một số enzym quan trọng không thể hoạt động hiệu quả.
Các nghiên cứu cũng đã gợi ý rằng việc cung cấp đủ lượng canxi cho cơ thể có thể giúp:
- Giảm nguy cơ phát triển các tình trạng liên quan đến huyết áp cao khi mang thai.
- Hạ huyết áp ở người trẻ tuổi.
- Cải thiện chỉ số cholesterol.
- Giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.
2. Những mối nguy khi thừa canxi
Bất kỳ một chất dinh dưỡng hay thực phẩm nào nếu bổ sung quá dư thừa đều gây ra những bất lợi cho cơ thể và canxi cũng như vậy.
Một số vấn đề về sức khỏe dễ mắc phải khi dư thừa canxi như:
2.1 Sỏi thận: Thừa canxi gây ra tình trạng quá tải cho thận, nếu vẫn tiếp tục bổ sung quá nhu cầu cơ thể trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ sỏi niệu quản, sỏi thận.
2.2 Cường giáp: Các tuyến cận giáp có trách nhiệm kiểm soát lượng canxi và phospho trong cơ thể. Khi cơ thể quá dư thừa canxi, hormon tuyến cận giáp được sản xuất với số lượng lớn, làm tăng nguy cơ cao mắc bệnh cường giáp.
2.3 Bệnh tim mạch: Dùng canxi liều cao có thể làm ảnh hưởng đến nồng độ canxi trong máu gây rối loạn nhịp tim. Hơn nữa, do lượng canxi lớn giải phóng nhiều hormon khác nhau gây ra những cơn đau tim, ảnh hưởng đến sự phát triển của tim mạch.
Theo lý thuyết, canxi trong các chất bổ sung có thể xâm nhập vào các mảng chất béo được tìm thấy trong các động mạch, khiến các mảng bám cứng lại và làm tăng nguy cơ đau tim.
Dùng canxi liều cao có thể làm ảnh hưởng đến nồng độ canxi trong máu gây rối loạn nhịp tim.
2.4 Buồn nôn và mệt mỏi: Cơ thể khi dư thừa canxi sẽ bị rơi vào trạng thái không tỉnh táo, mệt mỏi, trầm cảm, chóng mặt và buồn nôn, khát nước, đi tiểu nhiều.
2.5 Rối loạn tiêu hóa: Cung cấp canxi quá nhu cầu cơ thể khiến ăn không ngon miệng, đau bụng, tiêu chảy. Bổ sung canxi quá mức cần thiết làm tăng khả năng bị táo bón.
2.6 Giảm hấp thu chất dinh dưỡng: Thừa canxi sẽ ức chế hấp thu các chất khác như sắt và kẽm khiến cơ thể có nguy cơ thiếu hai chất này, làm giảm hoạt động của cơ thể gây hạ huyết áp, nhịp tim không đều, ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng của các tế bào.
2.7 Trẻ có thể bị lùn do thừa canxi: Điều này được giải thích do hàm lượng canxi trong máu tăng cao có thể đi vào xương nhiều hơn, làm cứng xương sớm, dẫn đến hạn chế sự phát triển xương, ảnh hưởng tiêu cực tới phát triển chiều cao, trẻ có thể bị lùn hoặc ngừng phát triển chiều cao vì cốt hóa xương sớm.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Người mắc Omicron sẽ lây truyền bệnh COVID-19 trong ít nhất 6 ngày.