Hà Nội

7 đối tượng dễ mắc trào ngược dạ dày thực quản, có bạn trong đó không?

02-09-2023 14:29 | Y học 360

SKĐS - Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) hay gọi là trào ngược dạ dày là một bệnh lý về đường tiêu hóa rất phổ biến tại Việt Nam.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có dẫn đến ung thư không?Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có dẫn đến ung thư không?

SKĐS -Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng trào ngược axit xảy ra thường xuyên. Người bệnh có cảm giác nóng rát ở ngực hoặc cổ họng.

Ở người bình thường, sau khi thức ăn được đưa vào miệng và xuống đến thực quản, các cơ thắt thực quản giãn ra để cho thức ăn cùng các chất lỏng đi vào dạ dày rồi lại đóng lại. Người bị trào ngược dạ dày sẽ gặp tình trạng axit từ dạ dày trào ngược lên phần thực quản (đây là phần ống nối từ miệng đến dạ dày), khiến cho lớp niêm mạc thực quản bị kích thích và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu.

Cho đến nay người ta cũng chưa biết rõ nguyên nhân của bệnh. Các nguyên nhân hay đúng hơn là các yếu tố nguy cơ dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

- Sự bất thường cơ thắt thực quản dưới (yếu hay giãn ra ).

- Nhu động thực quản quá yếu.

- Giải phẫu thực quản: thực quản quá ngắn, u thực quản, thoát vị hoành.

- Yếu tố gene di truyền.

- Tăng áp lực trong ổ bụng: Béo phì, cổ trướng, phụ nữ có thai.

- Do tăng áp lực trong dạ dày và ứ đọng thức ăn.

- Do dùng thuốc non Steroid, Steroid.

- Vi khuẩn Helicobacter Pylori.

- Ăn uống nhiều bia, rượu, nước có ga.

Những dấu hiệu của bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản bao gồm ợ nóng, ợ hơi, ợ chua, đau tức ngực, buồn nôn, khó nuốt, cảm giác như có cục nghẹn ở cổ, đau họng và ho kéo dài. Ngoài ra, miệng tiết ra nhiều nước bọt hơn và có thể có cảm giác đắng trong miệng.

Trên thực tế đa phần bệnh nhân đến khám bác sĩ có rất nhiều triệu chứng như nóng rát vùng trước ngực, đau thượng vị, ợ hơi… Tuy nhiên, trong các ca trào ngược dạ dày thực quản chỉ có 20% ca có triệu chứng điển hình, 80% số ca còn lại có triệu chứng không điển hình, hay còn gọi là những triệu chứng ngoài thực quản.

Đã có bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày thực quản trước đó có biểu hiện là khàn tiếng, ho, ngứa họng… đã đi khám rất nhiều chuyên khoa khác nhau như Tai Mũi Họng nhưng đây cũng là một trong những triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản.

7 đối tượng dễ mắc trào ngược dạ dày thực quản, có bạn trong đó không? - Ảnh 2.

Trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh lý về đường tiêu hóa rất phổ biến tại Việt Nam.

Đối tượng nào dễ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản?

Vậy, câu hỏi đặt ra, đối tượng nào dễ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản? Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể gặp ở bất kỳ ai, từ trẻ sơ sinh cho đến người lớn và không phải lúc nào bác sĩ cũng tìm ra được nguyên nhân cụ thể. Tuy nhiên, có vài nhóm người được đánh giá có nguy cơ cao mắc bệnh, bao gồm:

- Người bị thừa cân hoặc béo phì, vì có thể tạo sức ép lên bụng.

- Phụ nữ mang thai, đặc biệt trong những tháng cuối thai kỳ.

- Người phải sử dụng một số thuốc nhất định, như thuốc trị hen suyễn, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc kháng histamine, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau xương khớp nhóm NSAIDs.

- Người hút thuốc lá hoặc hút thuốc lá thụ động.

- Người bị thoát vị hoành, liệt dạ dày, hoặc bệnh lý mô liên kết như xơ cứng bì.

- Người có lối sống và thói quen ăn uống không lành mạnh, như uống nhiều rượu bia, ăn nhiều đồ chua, ăn nhiều dầu mỡ, lười vận động, nằm liền sau ăn…

- Ngoài ra, căng thẳng hay stress do áp lực trong công việc và cuộc sống cũng là yếu tố thường gặp gây ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, đặc biệt ở người trẻ tuổi.

Biến chứng của trào ngược dạ dày: Trào ngược dạ dày kéo dài có thể trở thành nguyên nhân gây ra bệnh lý tiêu hóa nguy hiểm như: Viêm thực quản, loét thực quản, hẹp thực quản, thực quản Barrett và đáng sợ hơn là ung thư biểu mô tuyến thực quản....

Lời khuyên của bác sĩ

Nguyên tắc điều trị trào ngược dạ dày thực quản là loại bỏ các yếu tố thuận lợi, các nguy cơ gây ra bệnh như ăn quá cay, quá chua, rượu bia, thuốc lá, cà phê, dùng chất kích thích… Khi không có nguyên nhân thì trào ngược dạ dày thực quản có thể tự hồi phục hoặc điều trị dễ dàng hơn.

Nếu trào ngược dạ dày thực quản liên quan đến lối sống như cách ăn và thực phẩm ăn, chúng ta nên giảm dần và ăn có kiểm soát, không nên ăn quá no, nhịn đói quá lâu, hoặc ăn khuya…. nên đi ngủ sau khi ăn được 3 - 4 tiếng.

Ngoài ra, khi nằm ngủ nên nâng đầu cao, để hạn chế trào ngược xảy ra.

Ở trẻ em khi cho trẻ bú xong, cha mẹ nên nâng đầu trẻ cao để trẻ ợ hơi, đây cũng là biện pháp hạn chế tình trạng trào ngược.

Sau khi đã thay đổi lối sống, hạn chế bớt yếu tố thuận lợi gây trào ngược, vấn đề kế tiếp là sử dụng thuốc. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ thời gian và liều lượng uống từ chỉ định của bác sĩ. Việc tuân thủ sẽ góp phần thành công trong việc điều trị trào ngược dạ dày thực quản.

Trị trào ngược dạ dày thực quản bằng thuốc đông yTrị trào ngược dạ dày thực quản bằng thuốc đông y

SKĐS - Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng chất dịch từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Nguyên nhân chủ yếu do tỳ vị hư nhược gây nên...

Mời độc giả xem thêm video:

Dấu hiệu của trào ngược dạ dày và những biện pháp cải thiện.


ThS.BS Hà Mạnh Hùng
Ý kiến của bạn