Các đoàn công tác đã và sẽ đến thị sát trực tiếp tại nhiều cơ sở y tế bị ngập, đổ, bay mái, hư hỏng cơ sở vật chất... và kiểm tra, đôn đốc việc khắc phục hậu quả bão lũ, đảm bảo khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh...
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến kiểm tra công tác hướng dẫn khử khuẩn giếng nước cho người dân xã Ninh Phú- huyện Vạn Ninh-Tỉnh Khánh Hòa
Hiện 4 đoàn công tác của Bộ Y tế gồm 1 đoàn do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến làm trưởng đoàn đã đến Nha Trang và Phú Yên trong hai ngày 8-9/11 trực tiếp thị sát tại các cơ sở y tế bị thiệt hại do bão số 12 trên địa bàn huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hòa và huyện Tuy An tỉnh Phú Yên.
Qua thị sát thực tiễn và nghe báo cáo của hai địa phương, Bộ trưởng Bộ Y tế đã yêu cầu ngành y tế tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên cần nhanh chóng ổn định công tác khám chữa bệnh tại những cơ sở y tế bị ảnh hưởng trực tiếp của mưa bão, tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn người dân cách phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là các dịch bệnh sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, và một số dịch bệnh mùa đông xuân; vệ sinh nhà cửa và khử khuẩn nước sinh hoạt… Đồng thời, các địa phương phải đảm bảo công tác tiêm chủng tránh tạo nên vùng lõm về tiêm chủng.
Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đã tặng 200 triệu đồng cho ngành y tế 2 tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên để chia sẻ với ngành y tế trong công tác khắc phục hậu quả bão lụt; Đồng thời Bộ trưởng đã tặng “nóng” một số máy phát điện, bộ máy vi tính cho các cơ sở y tế tuyến xã và cho biết Bộ Y tế sẽ tiếp tục cấp phát hóa chất khử khuẩn, máy phun hóa chất, cơ số thuốc phòng chống lụt bão cho các địa phương này. Nhân dịp này, Bộ trưởng cũng cho biết Bộ Y tế sẽ hỗ trợ kinh phí xây mới hoàn toàn một trạm y tế của tỉnh Phú Yên và Bộ Y tế cũng sẽ tìm nguồn kinh phí để hỗ trợ tỉnh nâng cấp, sửa chữa một số trạm y tế khác…
Cũng trong ngày 9, Đoàn công tác của Bộ Y tế do lãnh đạo Cục Quản lý Khám chữa bệnh làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão lũ tại Đà Nẵng.
Để chủ động triển khai công tác y tế ứng phó với Cơn bão số 13 tên Quốc tế là Haikui, ngày 10/11, Bộ Y tế đã có công điện khẩn yêu cầu Sở Y tế các tỉnh/thành phố ven biển từ Thanh Hóa đến Khánh Hòa và các đơn vị trực thuộc Bộ theo dõi sát diễn biến của bão số 13; chủ động phối hợp với các ban/ngành có liên quan trong công tác ứng phó với diễn biến bất thường của mưa, bão, triển khai các phương án 4 tại chỗ, đối phó kịp thời, chính xác, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do mưa, bão gây ra.
Sở Y tế các tỉnh/thành phố khẩn trương triển khai ngay các phương án bảo vệ, hỗ trợ hoặc di dời các cơ sở y tế, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân, cán bộ y tế cũng như thuốc, hóa chất, trang thiết bị y tế tại các vùng núi, ven sông, suối có nguy cơ bị sạt lở đất, lũ quét, lũ ống do mưa, bão gây ra. Xây dựng kế hoạch chủ động sơ tán cơ sở y tế ở những vùng thấp, vùng trũng, vùng có nguy cơ bị ngập úng.
Phối hợp với các Sở, ngành của địa phương hướng dẫn nhân dân dự trữ lương thực, thực phẩm, nước uống đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để chủ động đối phó với mưa, bão, lũ gây ra đối với các địa bàn trọng điểm có thể bị chia cắt dài ngày. Khi có lệnh của cơ quan có thẩm quyền, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng tổ chức di dời, sơ tán dân cư ở khu vực nguy hiểm.
Huy động các lực lượng y tế của địa phương chủ động đối phó với cơn bão số 13; sẵn sàng về nguồn lực, vật tư, cơ số thuốc, hóa chất phòng chống lụt bão...và các cơ sở y tế tổ chức trực ban, trực cấp cứu, sẵn sàng thu dung và cấp cứu cho nạn nhân bị ảnh hưởng của mưa, bão. Các đội cấp cứu cơ động trực 24/24h luôn trong trạng thái sẵn sàng cơ động ứng cứu khi có lệnh.
Bộ Y tế cũng yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, hoá chất, thiết bị phương tiện và phân công các đội y tế cơ động ứng trực, sẵn sàng hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả do mưa, bão gây ra.
Sở Y tế các tỉnh/thành phố khẩn trương triển khai ngay các phương án bảo vệ, hỗ trợ hoặc di dời các cơ sở y tế, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân, cán bộ y tế cũng như thuốc, hóa chất, trang thiết bị y tế tại các vùng núi, ven sông, suối có nguy cơ bị sạt lở đất, lũ quét, lũ ống do mưa, bão gây ra. Xây dựng kế hoạch chủ động sơ tán cơ sở y tế ở những vùng thấp, vùng trũng, vùng có nguy cơ bị ngập úng.
Phối hợp với các Sở, ngành của địa phương hướng dẫn nhân dân dự trữ lương thực, thực phẩm, nước uống đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để chủ động đối phó với mưa, bão, lũ gây ra đối với các địa bàn trọng điểm có thể bị chia cắt dài ngày. Khi có lệnh của cơ quan có thẩm quyền, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng tổ chức di dời, sơ tán dân cư ở khu vực nguy hiểm.
Huy động các lực lượng y tế của địa phương chủ động đối phó với cơn bão số 13; sẵn sàng về nguồn lực, vật tư, cơ số thuốc, hóa chất phòng chống lụt bão...và các cơ sở y tế tổ chức trực ban, trực cấp cứu, sẵn sàng thu dung và cấp cứu cho nạn nhân bị ảnh hưởng của mưa, bão. Các đội cấp cứu cơ động trực 24/24h luôn trong trạng thái sẵn sàng cơ động ứng cứu khi có lệnh.
Bộ Y tế cũng yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, hoá chất, thiết bị phương tiện và phân công các đội y tế cơ động ứng trực, sẵn sàng hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả do mưa, bão gây ra.
Trước đó, ngày 7/9, đoàn công tác của Bộ Y tế do TS Nguyễn Xuân Trường- Chánh Văn phòng Bộ Y tế- Phó Trưởng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra tình hình ngập lụt tại một số trạm y tế trên địa bàn huyện Phú Vang- tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn thăm hỏi người dân bị nạn điều trị tại BVĐK huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi
TS Nguyễn Xuân Trường cho biết trên cơ sở trao đổi và đề xuất của địa phương, ngay trong ngày 8/11, Bộ Y tế sẽ hỗ trợ cấp cloramin B, cơ số thuốc phòng chống lụt bão, trang thiết bị cần thiết phòng chống lụt bão cho ngành y tế Thừa Thiên Huế. Nhân dịp này, đoàn công tác của Bộ Y tế đã trao quà cho một hộ dân bị chia cắt bởi lũ và tặng quà cho các bệnh nhân là nan nhân của bão số 12 đang điều trị tại TTYT huyện Phú Vang.
Từ thực tế kiểm tra tại trạm y tế xã Vinh Thái và TTYT huyện Phú Vang về công tác phòng chống bão lụt rất chủ động trong bố trí cán bộ trực 24/24h, cử cán bộ về tạm trú tại các thôn bị chia cắt...TS Nguyễn Xuân Trường đánh giá cao việc chủ động chuẩn bị công tác khám chữa bệnh cho người dân của ngành y tế huyện Phú Vang trong điều kiện bão lụt. Tuy nhiên đồng chí Nguyễn Xuân Trường cũng đề nghị ngành y tế huyện tiếp tục chủ động các biện pháp phòng chống dịch, hướng dẫn người dân khử khuẩn nước sạch sinh hoạt sau bão lũ.
Trước đó, ngày 6-7/11, Đoàn công tác của Bộ Y tế do PGS.TS. Phạm Lê Tuấn- Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn đã đến tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi để kiểm tra công tác ứng phó, khắc phục hậu quả sau mưa bão. Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn đánh giá cao công tác hỗ trợ, cứu hộ các nạn nhân trong mưa bão của ngành y các tỉnh này trong việc đảm bảo công tác khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh sau mưa bão cho nhân dân.
Tại đây, Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn nhấn mạnh, tình hình mưa lũ vẫn còn tiếp diễn, do đó ngành Y tế Quảng Nam và Quảng Ngãi cần rà soát trang thiết bị y tế, cơ số thuốc, các phương tiện cứu hộ, cứu nạn. Trước mắt, Bộ Y tế xuất cấp cho các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, mỗi tỉnh, bao gồm 20 cơ số thuốc phòng chống lụt bão, 200.000 viên khử khuẩn Cloramin B, 10 bộ dụng cụ phòng chống lụt bão, 50 phao cứu sinh.
TS Nguyễn Xuân Trường- Chánh Văn phòng Bộ Y tế tặng quà của Bộ Y tế cho một hộ dân bị chia cắt bới bão lũ tại xã Vinh Thái- huyện Phú Vang- Tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngành Y tế tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi cần nâng cao tinh thần cảnh giác, luôn sẵn sàng đối phó với tình trạng mưa lũ trong điều kiện thiên tai diễn biến bất thường; hướng dẫn nhân dân làm tốt công tác khử khuẩn nguồn nước, tiêu hủy xác động vật chết.
TS Nguyễn Xuân Trường cho biết thêm, 3 đoàn công tác còn lại của Bộ Y tế sẽ tiếp tục đến các tỉnh bị ảnh hưởng bởi bão số 12 để kịp thời chỉ đạo, hỗ trợ ngành y tế các tỉnh khắc phục hậu quả bão lụt.