Insulin là một loại hormone điều chỉnh lượng đường trong máu. Khi không có đủ insulin hoặc insulin không được sử dụng đúng cách, glucose sẽ tích tụ trong máu, có khả năng gây tổn thương cho nhiều cơ quan theo thời gian.
Mặc dù cách tốt nhất để chẩn đoán đái tháo đường là thông qua xét nghiệm máu, nhưng có một số triệu chứng xuất hiện có thể cảnh báo bệnh. Nếu bạn nhận thấy các triệu chứng dưới đây, hãy đi xét nghiệm để được chẩn đoán chính xác bệnh và ứng phó thích hợp.
1. Các dấu hiệu nhận biết đái tháo đường
1.1 Đi tiểu thường xuyên
Một trong những dấu hiệu ban đầu phổ biến nhất của bệnh đái tháo đường là đi tiểu thường xuyên hơn bình thường, đặc biệt là vào ban đêm, mặc dù lượng nước uống vào của bạn vẫn giữ nguyên.
Khi lượng đường trong máu quá cao, thận sẽ phải làm việc nhiều hơn để lọc và loại bỏ lượng đường dư thừa qua nước tiểu. Điều này khiến bạn phải đi vệ sinh thường xuyên hơn.

Cách tốt nhất để chẩn đoán đái tháo đường là thông qua xét nghiệm máu, nhưng có một số triệu chứng xuất hiện có thể cảnh báo bệnh.
1.2 Khát nước quá mức
Cảm giác khát nước quá mức có thể là một dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường, đặc biệt khi đi kèm với các triệu chứng khác như đi tiểu nhiều, mệt mỏi và sụt cân. Khi lượng đường trong máu cao, thận sẽ phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ lượng đường dư thừa, dẫn đến mất nước và cảm giác khát nước.
1.3 Đói liên tục
Cảm giác đói liên tục có thể là một dấu hiệu của bệnh đái tháo đường, đặc biệt khi nó đi kèm với các triệu chứng như khát nước nhiều, đi tiểu thường xuyên và mệt mỏi. Khi bị tiểu đường, cơ thể không sử dụng glucose (đường) hiệu quả để tạo ra năng lượng, dẫn đến cảm giác đói liên tục vì cơ thể đang cố gắng bù đắp năng lượng thiếu hụt.
1.4 Mệt mỏi
Cảm thấy mệt mỏi hoặc yếu ớt bất thường ngay cả sau khi ngủ đủ giấc là một dấu hiệu sớm khác cảnh báo mắc đái tháo đường.
Khi glucose không thể vào tế bào để cung cấp năng lượng, cơ thể sẽ cảm thấy kiệt sức. Việc thiếu năng lượng này có thể khiến các công việc hàng ngày trở nên mệt mỏi, ngay cả khi bạn đã nghỉ ngơi đầy đủ và là triệu chứng phổ biến ở cả bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2.
1.5 Da có vảy, ngứa
Lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến mất nước, khiến da trở nên khô và ngứa. Triệu chứng này có vẻ nhẹ (vì da khô khá phổ biến), nhưng thường bị bỏ qua. Da khô dai dẳng (ngay cả sau khi thoa kem dưỡng da) có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường.

Mờ mắt - dấu hiệu ban đầu cảnh báo bệnh đái tháo đường.
1.6 Mờ mắt
Khi lượng đường trong máu cao, nó có thể làm thay đổi lượng chất lỏng hoặc gây sưng tấy trong các mô của mắt, ảnh hưởng đến khả năng tập trung và gây ra tình trạng mờ mắt. Nếu bạn nhận thấy những thay đổi đột ngột hoặc thường xuyên về thị lực, phải đi khám ngay lập tức.
1.7 Các mảng da sẫm màu
Một số người bị kháng insulin sẽ phát triển các mảng da sẫm màu, đặc biệt là quanh cổ, nách, bẹn hoặc các nếp gấp khác. Sự sẫm màu này xảy ra do sự tích tụ melanin hoặc do nồng độ insulin trong máu tăng cao
2. Phòng ngừa đái tháo đường type 2 như thế nào?
Những người có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 có thể trì hoãn và thậm chí ngăn ngừa tình trạng bệnh bằng cách:
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh
- Hoạt động thể chất thường xuyên
- Lựa chọn thực phẩm lành mạnh
- Quản lý huyết áp
- Quản lý mức cholesterol
- Không hút thuốc…
Mời bạn xem thêm video:
Bệnh nhân đái tháo đường có nên kiêng hoa quả ngọt hay không? I SKĐS