Vì vậy, việc tăng cường hệ miễn dịch để giúp phòng bệnh hiệu quả là vô cùng quan trọng.
1. Chọn đồ uống ấm
Nước làm tăng tuần hoàn thể dịch, tăng cường trao đổi bài tiết, giảm tổn thương làm ấm cơ thể. Chọn đồ uống ấm như các loại trà thảo dược vào mùa xuân có thể giúp tiêu tan mầm bệnh lạnh tích tụ, thúc đẩy hệ miễn dịch trong cơ thể.
Trong mùa xuân, nên chọn đồ uống ấm có hương vị như gừng, cúc, táo đỏ, trà xanh,… rất giàu chất chống oxy hóa tăng cường miễn dịch. Những thứ này không chỉ giữ cho ngon miệng và ấm áp mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe khác.
2. Tăng cường ăn trái cây
Để phòng ngừa và nhanh chóng phục hồi sức khỏe khi mắc cúm, việc tăng cường hệ miễn dịch là điều vô cùng quan trọng. Một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất là bổ sung các loại trái cây giàu vitamin và khoáng chất vào chế độ ăn hàng ngày
Các loại trái cây giàu vitamin C, đặc biệt là trái cây họ cam quýt, táo, lê, lựu, chuối, bưởi, quả mọng giầu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa hỗ trợ một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, khả năng chống nhiễm trùng và sức khỏe nói chung.
![7 cách tăng cường hệ miễn dịch giúp phòng cúm hiệu quả- Ảnh 1. 7 cách tăng cường hệ miễn dịch giúp phòng cúm hiệu quả- Ảnh 1.](https://suckhoedoisong.qltns.mediacdn.vn/324455921873985536/2025/2/3/tra-hoa-cuc-41-1738547373568116752139.png)
Chọn đồ uống ấm như các loại trà thảo dược vào mùa xuân có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch phòng cúm hiệu quả.
3. Ăn hành, tỏi
Tỏi, hành không chỉ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của mỗi gia đình, mà còn là kháng sinh tự nhiên chống lại rất nhiều bệnh. Đơn cử như cảm cúm và viêm đường hô hấp, chữa tăng huyết áp, mỡ máu, giảm đường huyết, phòng chống ung thư...
Vì vậy, hằng ngày cần thêm tỏi, hành vào bữa ăn vì chúng có đặc tính kháng virus và kháng khuẩn tự nhiên, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Từ đó làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cảm lạnh, cúm.
4. Uống đủ nước
Việc uống đủ nước là một trong những cách tăng cường sức đề kháng ở người lớn đơn giản, dễ làm, hiệu quả mà ít người để ý đến. Nghiên cứu cho thấy khi thiếu nước cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi, hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả khiến sức đề kháng suy yếu, tạo cơ hội cho các tác nhân tấn công cơ thể dễ dàng.
Vì vậy, nên bổ sung đủ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày dưới nhiều dạng khác nhau như nước lọc, nước ép trái cây, sữa uống... để phòng bệnh cúm. Nếu cơ thể không đủ nước thì các cơ quan trong cơ thể sẽ không thể hoạt động hiệu quả, cùng với đó là sự suy yếu của hệ miễn dịch khiến cho virus cúm càng có cơ hội tấn công mạnh mẽ hơn.
5. Vận động, tập thể dục mỗi ngày
Khi cơ thể vận động và tập thể dục sẽ giúp tăng nhiệt độ cơ thể và hệ miễn dịch tốt có thể ngăn được sự phát triển của vi khuẩn. Qua đó, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và hạn chế các bệnh cảm cúm thông thường.
Bên cạnh đó, rèn luyện thể dục sẽ kích thích sản sinh kháng thể và bạch cầu, tăng khả năng miễn dịch để chống lại bệnh tật, giúp khí huyết lưu thông và tăng cường sức khỏe.
Mỗi ngày nên tập thể dục ít nhất 30 phút để cơ thể luôn khỏe mạnh và dẻo dai. Một số bài tập tăng cường sức đề kháng hiệu quả mà có thể tham khảo như nhảy dây, chạy/đi bộ, chạy bậc cầu thang…
6. Nghỉ ngơi khoa học, ngủ đủ giấc
Giấc ngủ cùng với tình trạng miễn dịch của cơ thể có một mối liên hệ vô cùng chặt chẽ với nhau. Thực tế cho thấy, khi thiếu ngủ hoặc giấc ngủ kém chất lượng thì tỷ lệ cơ thể bị mắc bệnh sẽ cao hơn rất nhiều.
Việc nghỉ ngơi đầy đủ sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng người lớn một cách tự nhiên. Không những thế, một giấc ngủ đầy đủ còn xây dựng một hệ thống miễn dịch chắc chắn để chống các vấn đề về bệnh một cách tốt hơn.
Mỗi đêm, giấc ngủ của người lớn cần kéo dài 7 tiếng. Trong khi đó, đối với các thanh thiếu niên, một giấc ngủ đủ kéo dài từ 8 đến 10 tiếng đồng hồ. Nếu gặp khó khăn khi đi ngủ thì có thể thử một vài biện pháp đơn giản như: Không sử dụng các loại thiết bị điện tử như điện thoại hay laptop trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng đồng hồ. Nguồn ánh sáng phát ra từ các thiết bị điện tử này có thể làm gián đoạn chu kỳ ngủ tự nhiên của cơ thể và chúng không tốt cho sức khỏe của bạn.
7. Tạo thói quen rửa tay thường xuyên
Rửa tay thường xuyên là thói quen tốt để tránh các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và góp phần nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch.
Cần rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi từ ngoài về nhà và sau khi đi vệ sinh. Giúp loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh bám trên tay và có thể thâm nhập vào cơ thể. Nên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn để đảm bảo loại bỏ vi khuẩn bám trên tay.
Khi ra ngoài nên hạn chế chạm vào các đồ vật công cộng, sờ tay lên mặt vì bên ngoài cộng đồng có rất nhiều vi khuẩn, virus trú ngụ nguy hiểm.