1. Các yếu tố gây rủi ro cho tim
Các yếu tố rủi ro cho tim bao gồm:
- Cao tuổi: Nguy cơ mắc bệnh tim bắt đầu tăng sau 55 tuổi, khi các mạch máu trở nên cứng lại và có sự tích tụ của các mảng bám trong động mạch, làm cản trở lưu lượng máu.
- Giới tính: Đàn ông mắc bệnh tim sớm hơn phụ nữ khoảng 10 năm.
- Tiền sử gia đình: Nguy cơ mắc bệnh tim tăng lên nếu cha hoặc anh trai được chẩn đoán mắc bệnh này trước 55 tuổi, hoặc mẹ/chị gái trước 65 tuổi.
- Huyết áp: Huyết áp tăng trên 120/80 mm Hg sẽ ảnh hưởng tới tim.
- Cholesterol: Mức cholesterol càng cao, càng ảnh hưởng tới tim.
- Hút thuốc lá: Bất kỳ lượng thuốc hút nào cũng làm tăng nguy cơ đau tim. Tiếp xúc với khói thuốc cũng có thể gây hại.
- Thừa cân, béo phì: Thêm trọng lượng có thể gây ra chấn thương cơ tim.
- Bệnh tiểu đường: Mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường khiến bạn có nhiều nguy cơ mắc các bệnh về tim hơn.
Các yếu tố gây rủi ro cho tim.
2. Cách phòng ngừa bệnh tim mạch
Già đi không có nghĩa là trái tim của bạn không thể khỏe mạnh. Không bao giờ là quá muộn để giảm các yếu tố nguy cơ - và tuổi tác của tim.
Dưới đây là bảy điều bạn có thể làm để nâng cao sức khỏe cho trái tim:
2.1 Kiểm soát các bệnh hoặc tình trạng mãn tính
Nhiều vấn đề người cao tuổi gặp phải với tim và mạch máu là do các bệnh khác liên quan đến quá trình lão hóa, chứ không phải do chính quá trình lão hóa. Ví dụ, huyết áp cao thường phát triển khi bạn già đi - đây là một yếu tố nguy cơ được biết đến của bệnh tim.
Giữ huyết áp ở mức bình thường có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Điều này cũng xảy ra với bệnh tiểu đường và kiểm soát cholesterol cao. Các bệnh khác, chẳng hạn như bệnh tuyến giáp và một số loại thuốc có thể làm suy yếu tim.
Kiểm tra sức khỏe thường xuyên, tuân theo kế hoạch điều trị của bác sĩ, chăm sóc sức khỏe và dùng thuốc theo quy định.
2.2 Duy trì trọng lượng bình thường
Thay vì khám phá những chế độ ăn kiêng không hợp lý, hãy thử ăn nhiều thực phẩm tốt cho sức khỏe - chẳng hạn như cá hồi, quả mọng, các loại hạt và dầu ô liu, ăn ít hơn những thực phẩm không tốt cho sức khỏe.
Ngoài ra, hãy tăng cường ăn trái cây và rau quả hằng ngày, ăn nhiều chất xơ cá, thịt gà và các loại đậu.
Bạn không nhất thiết phải loại bỏ hoàn toàn các món ăn yêu thích của mình, nhưng nên tránh chất béo chuyển hóa và ăn ít chất béo bão hòa, muối và đường tinh luyện.
Nếu bạn cần giảm cân, hãy cắt giảm việc ăn vặt giữa các bữa ăn và giảm khẩu phần ăn.
2.3 Hoạt động thể chất đều đặn
Hoạt động thể chất đều đặn giúp phòng ngừa bệnh tim.
Tập thể dục làm tăng sức bơm của tim và giúp cung cấp oxy đi khắp cơ thể. Tập thể dục thường xuyên cũng giúp giữ cân nặng và huyết áp trong tầm kiểm soát và giảm căng thẳng.
Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu một chương trình tập thể dục. Tìm kiếm một chương trình đặc biệt dành cho người lớn tuổi. Ngay cả hình thức tập luyện đơn giản như đi bộ cũng có thể giúp bạn cải thiện sức khỏe tim mạch một cách lâu dài.
Tránh dành nhiều giờ mỗi ngày để ngồi và lập kế hoạch tập thể dục ít nhất 20 đến 30 phút, năm lần mỗi tuần, ngay cả khi chia thành nhiều buổi tập.
Nếu tình trạng sức khỏe của bạn khiến việc tập luyện trở nên khó khăn, hãy trao đổi với bác sĩ tìm kiếm chương trình tập luyện phù hợp hơn với khả năng của bạn.
2.4 Ngừng hút thuốc phòng bệnh tim mạch
Hút thuốc là nguyên nhân chính gây ra chứng xơ vữa động mạch (các mảng bám tích tụ trong động mạch). Các mảng bám hạn chế lưu lượng máu đến tim và các cơ quan khác và có thể bị vỡ, gây ra cục máu đông làm tắc nghẽn dòng máu hoàn toàn. Điều này có thể dẫn đến đau tim, đột quỵ hoặc suy thận. Vì vậy hãy bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt.
2.5 Không lạm dụng rượu
Cố gắng không vượt quá các khuyến nghị của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh là: Một ly hoặc ít hơn/ ngày đối với phụ nữ, hai ly hoặc ít hơn/ngày đối với nam giới.
2.6 Khám sức khỏe định kỳ
Kiểm tra sức khỏe định kỳ bao gồm xét nghiệm máu có thể giúp xác định các vấn đề về tim trước khi chúng gây ra cơn đau tim hoặc đột quỵ, đặc biệt nếu bạn mắc bệnh mãn tính.
2.7 Đừng bỏ qua các triệu chứng bất thường
Hãy lắng nghe cơ thể của mình. Nếu bạn xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào được liệt kê dưới đây, hãy đi khám ngay lập tức:
- Khó thở
- Sưng chân
- Đau, áp lực, căng tức hoặc khó chịu ở ngực, vai, cánh tay, cổ, lưng, bụng trên hoặc hàm
- Cảm giác yếu đuối
- Mệt mỏi hoặc suy nhược không giải thích được
- Thay đổi đột ngột về khả năng chịu đựng khi tập thể dục
- Tim đập nhanh
- Sự hoang mang
- Chóng mặt...
Mời độc giả xem thêm video:
Người bệnh đái tháo đường có nên ăn xoài?