7 cách để chống lại sự mệt mỏi tiền kinh nguyệt

31-07-2022 11:24 | Sức khỏe sinh sản

SKĐS - Phụ nữ có thể cảm thấy khó chịu ở một mức độ nào đó ngay trước kỳ kinh nguyệt mỗi tháng. Mệt mỏi, cáu gắt, đầy hơi và đau đầu là những triệu chứng thường gặp của hội chứng tiền kinh nguyệt.

Đôi khi, cảm thấy mệt mỏi có thể khiến thói quen hàng ngày trở nên khó khăn. Trong một số trường hợp, sự mệt mỏi có thể đến mức khiến không thể đi làm, đi học, hoặc thậm chí làm những việc mà yêu thích.

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến bạn cảm thấy mệt mỏi trước kỳ kinh nguyệt và những gì có thể làm để giúp cải thiện các triệu chứng đó.

1. Cảm thấy mệt mỏi tiền kinh nguyệt có bình thường không?

7 cách để chống lại sự mệt mỏi tiền kinh nguyệt - Ảnh 2.

Đau đầu là triệu chứng tiền kinh nguyệt.

Trên thực tế, mệt mỏi là một trong những triệu chứng tiền kinh nguyệt phổ biến nhất. Trong hầu hết các trường hợp, cảm thấy mệt mỏi trước kỳ kinh nguyệt không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, tình trạng mệt mỏi nghiêm trọng kèm theo một số cảm xúc nhất định có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn tiền kinh nguyệt, một dạng tiền kinh nguyệt nghiêm trọng hơn thường phải điều trị.

Chứng rối loạn tiền kinh nguyệt thường xảy ra khoảng 7 - 10 ngày trước khi có kinh và có nhiều triệu chứng giống như tiền kinh nguyệt. Ngoài các triệu chứng như mệt mỏi, đầy bụng, các vấn đề tiêu hóađau đầu, những người bị chứng rối loạn tiền kinh nguyệt còn có các triệu chứng về cảm xúc, chẳng hạn như khóc, buồn bã, cáu gắt, thiếu quan tâm đến các hoạt động thông thường và các mối quan hệ, cảm thấy mất kiểm soát.

2. Nguyên nhân cảm thấy mệt mỏi trước kỳ kinh

Mệt mỏi trước kỳ kinh được cho là có liên quan đến việc thiếu serotonin, một chất hóa học trong não có thể ảnh hưởng đến tâm trạng. Trước khi kỳ kinh bắt đầu hàng tháng, mức serotonin của bạn có thể dao động đáng kể. Điều này có thể dẫn đến mức năng lượng giảm mạnh, cũng có thể ảnh hưởng đến tâm trạng.

Sự mệt mỏi cũng có thể do các vấn đề về giấc ngủ liên quan đến các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Các triệu chứng tiền kinh nguyệt như đầy hơi, chuột rút và đau đầu có thể khiến phụ nữ thức đêm. Ngoài ra, nhiệt độ cơ thể có xu hướng tăng trước kỳ kinh, điều này cũng có thể khiến khó ngủ hơn.

3. Cách chống lại sự mệt mỏi trước kỳ kinh nguyệt

7 cách để chống lại sự mệt mỏi tiền kinh nguyệt - Ảnh 4.

Tạo thói quen đi ngủ lành mạnh giúp chống lại sự mệt mỏi tiền kinh nguyệt.

Nếu đang đối mặt với một trường hợp mệt mỏi trước kỳ kinh nguyệt ở mức độ nhẹ đến trung bình, có nhiều cách để giải quyết:

Tạo thói quen đi ngủ lành mạnh: Điều này đặc biệt quan trọng trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt. Một thói quen trước khi đi ngủ lành mạnh có thể bao gồm tắm thư giãn vào buổi tối, bỏ qua thời gian sử dụng thiết bị ít nhất một giờ trước khi ngủ, đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi đêm và tránh các bữa ăn nặng và caffein bốn đến sáu giờ trước khi ngủ.

Tập trung vào thức ăn ít đường: Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và tránh rượu có thể giúp duy trì mức năng lượng. Cố gắng tránh thực phẩm và đồ uống có thêm đường, chẳng hạn như nước ngọt và nước tăng lực. Tất cả những điều này đều có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến, kéo theo đó là sự suy giảm năng lượng.

Ưu tiên tập luyện nhưng chú ý không tập thể dục trong vòng vài giờ trước khi đi ngủ vì điều đó có thể khiến khó ngủ hơn.

Giữ phòng ngủ thoáng mát: Sử dụng quạt, máy điều hòa không khí hoặc mở cửa sổ để giữ cho phòng ngủ mát mẻ. Làm như vậy có thể giúp dễ ngủ và ngủ sâu, mặc dù nhiệt độ cơ thể tăng cao.

Giữ đủ nước: Đừng quên giữ cho mình đủ nước bằng cách uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày. Mất nước có thể khiến cơ thể mệt mỏi và cũng có thể làm cho các triệu chứng tiền kinh nguyệt khác tồi tệ hơn.

Thử các kỹ thuật thư giãn: Hãy thử sử dụng các kỹ thuật thư giãn để thúc đẩy sự thư thái trước khi đi ngủ. Một số lựa chọn bao gồm các bài tập thở sâu, thiền định và liệu pháp thư giãn. Cũng có thể muốn xem xét liệu pháp viết nhật ký hoặc trò chuyện để giúp giảm bớt căng thẳng có thể cảm thấy trước kỳ kinh nguyệt.

4. Khi nào đến gặp bác sĩ?

Thường xuyên tập thể dục, ăn uống lành mạnh, đủ nước và tạo thói quen đi ngủ lành mạnh có thể giúp tăng mức năng lượng và cải thiện giấc ngủ.

Điều trị chứng rối loạn tiền kinh nguyệt có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng của bạn, bao gồm cả mệt mỏi. Một số phương pháp điều trị chứng rối loạn tiền kinh nguyệt phổ biến bao gồm:

Thuốc chống trầm cảm: Các chất ức chế tái hấp thu serotonin, chẳng hạn như fluoxetine và sertraline đã được phát hiện để giảm mệt mỏi, giảm các triệu chứng cảm xúc, cắt cơn thèm ăn và cải thiện giấc ngủ.

Thuốc tránh thai: Dùng thuốc tránh thai liên tục giúp ngừng ra máu hoàn toàn có thể làm giảm hoặc loại bỏ các triệu chứng chứng rối loạn tiền kinh nguyệt.

Bổ sung dinh dưỡng: Các bác sĩ khuyên, nên bổ sung 1.200mg canxi mỗi ngày (thông qua chế độ ăn uống và thực phẩm chức năng), cũng như vitamin B6, magie và L-tryptophan. Cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ chất bổ sung dinh dưỡng nào.

Cảm thấy mệt mỏi trước kỳ kinh là một triệu chứng bình thường của tiền kinh nguyệt, nhưng nó có thể gây khó chịu trong cuộc sống. Các biện pháp tự chăm sóc như tập thể dục thường xuyên, kỹ thuật thư giãn và chế độ ăn uống lành mạnh có thể tạo ra sự khác biệt. Vì vậy, một thói quen tốt trước khi đi ngủ có thể giúp phụ nữ thư giãn và chuẩn bị tinh thần và cơ thể cho giấc ngủ.

Trong một số trường hợp, mệt mỏi có thể khó điều trị hơn. Nếu nghĩ rằng có thể bị chứng rối loạn tiền kinh nguyệt hoặc một tình trạng khác, hãy hẹn gặp bác sĩ để được chẩn đoán và lựa chọn điều trị. Chứng rối loạn tiền kinh nguyệt có thể điều trị được với cách chăm sóc phù hợp, có thể đẩy lùi sự mệt mỏi trước kỳ kinh nguyệt.

8 thực phẩm tốt cho phụ nữ bị hội chứng tiền kinh nguyệt8 thực phẩm tốt cho phụ nữ bị hội chứng tiền kinh nguyệt

SKĐS - Khi phụ nữ bị hội chứng tiền kinh nguyệt hành hạ, muốn giảm bớt tình trạng cáu gắt, đầy bụng và chuột rút xảy ra hàng tháng nên ăn những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Sự nguy hiểm của biến chủng BA.5 Omicron vừa xuất hiện tại Việt Nam.


Nữ hộ sinh Đỗ Thanh Huyền
Ý kiến của bạn