1. Chế độ ăn chống viêm hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp
1.1 Thực phẩm chống viêm
Một số thực phẩm có thể có hiệu quả chống viêm xương khớp trong bệnh thoái hóa khớp như: Củ nghệ chứa curcumin, resveratrol - một loại polyphenol có trong nho đỏ và quả mọng, boswellia serrata (một chất được chiết xuất từ nhựa cây nhũ hương có tác dụng chống viêm giảm đau), pycnogenol (chiết xuất từ vỏ cây thông biển)… giúp duy trì sự thoải mái và sức khỏe của khớp. Tuy nhiên, không nên coi đây là giải pháp kỳ diệu. Các thực phẩm này có thể giúp bạn giảm đau, ngoài các yếu tố điều trị khác, nhưng sẽ không đủ để chữa khỏi bệnh cho bạn.
1.2 Chế độ ăn chống viêm
Viêm xương khớp được đặc trưng bởi viêm. Những gì chúng ta ăn có thể làm tăng hoặc giảm mức độ viêm nhiễm trong cơ thể. Vì vậy, càng ăn nhiều thực phẩm có thể gây viêm, càng có nhiều khả năng làm cho các triệu chứng viêm xương khớp trở nên tồi tệ hơn.
Để chống viêm xương khớp cần áp dụng chế độ ăn chống viêm.
Danh sách các loại thực phẩm chống viêm: Cá hồi, cá thu, cá mòi; rau xanh (rau xà lách, cải xoăn, bông cải xanh, bắp cải...); quả việt quất, mâm xôi, phúc bồn tử; quả óc chó, hạnh nhân, quả phỉ, hạt lanh, vừng, bí; gạo lứt, gạo đen, diêm mạch, kiều mạch, yến mạch; trứng, đậu phụ, thịt gà, gà tây; dầu ô liu, hạt cải dầu, quả óc chó, dừa, bơ; tỏi, hành tây, mùi tây, húng tây, húng quế; nấm.
Với chế độ ăn kiêng chống viêm này, bạn có thể nhận được những lợi ích sau: Giảm đau khớp, ngăn ngừa tổn thương khớp trong tương lai, cải thiện tình trạng các khớp xương, hạ huyết áp, bảo vệ bạn khỏi các bệnh mạn tính.
2. Tập thể dục thường xuyên
Các chương trình hoạt động thể chất bao gồm các bài tập tăng cường cơ bắp giúp tăng cường sức mạnh, tính linh hoạt và các hoạt động của tim mạch có tác dụng rất tốt với bệnh viêm xương khớp.
Nếu bạn vận động mỗi ngày, ít nhất 30 phút, bạn đã kích hoạt quá trình lưu thông máu, giúp chống lại bệnh thoái hóa khớp. Nhờ các chuyển động, các khớp trở nên linh hoạt hơn. Theo đó, kích hoạt sản xuất hoạt dịch, hoạt động như một chất bôi trơn trong khớp.
Ngoài ra, hoạt động thể chất cho phép sản xuất endorphin, thuốc giảm đau tự nhiên mạnh mẽ trong cơ thể.
Trong trường hợp bị viêm xương khớp, có thể lựa chọn các hoạt động tốt cho tim mạch như: Đi bộ nhanh hoặc đi bộ đường dài, bơi lội, đạp xe, xe đạp elip, chèo thuyền, cardio trong nhà…, tất nhiên chỉ thực hiện khi giai đoạn viêm cấp đã qua đi.
Các môn thể thao nên tránh khi bị thoái hóa khớp: Chạy, bóng đá, bóng bầu dục, nhảy, nhảy dù... Những hoạt động này không được khuyến khích khi bị viêm xương khớp vì chúng có thể gây ra các cơn đau cho người bệnh.
3. Củng cố cơ bắp
Viêm xương khớp có xu hướng đi kèm với tình trạng yếu cơ, tình trạng này trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Cơ bắp càng yếu đi, càng dễ bị thoái hóa khớp. Do đó, chúng ta phải phá vỡ vòng luẩn quẩn này bằng cách tập các bài tập tăng cường cơ bắp tại nhà.
Tăng cường cải thiện sức mạnh, giảm teo cơ và đau nhức, có thể cải thiện chất lượng cuộc sống và giúp trì hoãn nhu cầu phẫu thuật. Tùy vào vị trí thoái hóa khớp có thể lựa chọn các bài tập khác nhau. Ví dụ, nếu bạn bị thoái hóa khớp gối hoặc hông, có thể bắt đầu bằng cách tăng cường cơ mông và đùi.
Bài tập củng cố cơ đùi và mông:
- Giữ thẳng cánh tay trước mặt, đưa mông ra sau và khuỵu gối.
- Đẩy chân của bạn để đứng thẳng trở lại.
- Thực hiện 12 đến 15 lần lặp lại.
4. Cải thiện tính linh hoạt của cơ xương khớp thông qua kéo giãn
Viêm xương khớp có xu hướng làm cho cơ và khớp cứng hơn, khiến bạn dần mất đi sự linh hoạt.
Theo thời gian, sự mất linh hoạt này có xu hướng làm trầm trọng thêm cơn đau liên quan đến viêm xương khớp. Do đó, bắt buộc phải duy trì tính linh hoạt cho cơ khớp thường xuyên và lâu dài.
Chẳng hạn trong trường hợp thoái hóa khớp cổ, bạn có thể thực hiện động tác kéo giãn cổ và vai.
Động tác làm mềm lưng và vai:
- Đưa vai ra sau (mở khung xương sườn bằng cách siết chặt xương bả vai của bạn ra phía sau).
- Xoay lòng bàn tay ra ngoài.
- Hơi khom phần lưng dưới.
- Giữ vị trí này trong 3 giây rồi thả lỏng.
5.Tự xoa bóp bằng tinh dầu
Để giảm cơn đau do thoái hóa khớp, có thể xoa bóp vùng nhạy cảm với tinh dầu lộc đề xanh. TInh dầu này có đặc tính giảm viêm và thư giãn các cơ bị co thắt.
Để thực hiện xoa bóp, sử dụng 20 đến 30 giọt tinh dầu pha loãng trong 500ml dầu dẫn (jojoba, ô liu, bơ). Nhẹ nhàng xoa bóp vùng bị đau, xoa lên các cơ xung quanh, trong 10 phút, thời gian để dầu thẩm thấu.
Các loại tinh dầu khác có thể có hiệu quả, chẳng hạn như nhựa hương, nhựa trám hương, cam, bạch đàn và hoa oải hương. Bạn cũng có thể làm thuốc đắp bằng đất sét xanh.
6. Luân phiên chườm nóng - lạnh
Việc sử dụng lạnh và nóng có thể giúp bạn giảm đau. Chườm lạnh được khuyên dùng để giảm đau và viêm, chủ yếu sau khi hoạt động thể chất hoặc tập thể dục. Vì vậy, hãy đặt một túi nước đá lên chỗ đau của bạn trong 15 phút.
Nhiệt cũng là một loại thuốc giảm đau và giãn cơ tuyệt vời. Nó làm mềm các mô, làm cho các khớp linh hoạt hơn. Bạn có thể sử dụng nó trước khi hoạt động thể chất, để làm nóng các khớp. Đặt túi chườm nóng lên cơ và khớp trong 10 đến 15 phút.
Mỗi người sẽ phản ứng khác nhau và bạn nên thử nghiệm các tác động đối với bản thân để xem phương pháp nào mang lại sự thư giãn nhất.
7. Thực hành bài tập thở thư giãn chống lại căng thẳng
Căng thẳng mạn tính làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể. Do đó, nó có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng liên quan đến viêm xương khớp của bạn. Bạn có thể giảm tình trạng này bằng cách thực hành các hoạt động khác nhau như thiền, thư giãn, yoga hoặc thái cực quyền...
Mời độc giả xem thêm video:
Nước tiểu màu đục như nước vo gạo.