7 biện pháp khắc phục viêm đại tràng tại nhà

SKĐS - Viêm đại tràng là bệnh lý mạn tính đường tiêu hóa nhưng chưa có biện pháp chữa khỏi. Tuy nhiên, người bệnh có thể thực hiện một số thay đổi để giảm triệu chứng và ngăn ngừa tái phát.

1. Biểu hiện viêm đại tràng theo giai đoạn bệnh

Khoảng một nửa số người bị viêm loét đại tràng có các triệu chứng nhẹ hoặc trung bình, bao gồm:

  • Đau bụng
  • Chuột rút
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Giảm cân
  • Mệt mỏi
  • Phân có máu

Ở giai đoạn muộn hơn, nặng hơn của viêm loét đại tràng, nhiều triệu chứng có thể tăng nặng, bao gồm:

  • Mủ, chất nhầy và / hoặc máu khi đi tiêu
  • Phát ban da
  • Sốt
  • Đau và/hoặc đỏ mắt
  • Vết loét trong miệng
  • Bệnh gan
  • Mất nước
  • Suy dinh dưỡng

2. Biện pháp tự nhiên cho viêm đại tràng

Có một số nghiên cứu cho thấy việc sử dụng các biện pháp tự nhiên như điều chỉnh chế độ ăn uống, thiền, yoga, tập thể dục.. có thể giúp người bệnh viêm loét đại tràng giảm triệu chứng, giảm số lần tái phát.

1.1 Thiền và yoga

Người bệnh viêm đại tràng thường có tâm trạng lo lắng, căng thẳng, nhiều người có nguy cơ bị trầm cảm. Chính vì vậy, các thực hành thân - tâm như yoga, chánh niệm và thiền định có thể giúp người bệnh giảm căng thẳng, cải thiện trạng thái tinh thần, từ đó nâng cao sức khỏe tổng thể.

Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Bệnh viêm ruột, tạp chí chính thức của Tổ chức Crohn's & Colitis Foundation of America (CCFA), tập thiền và các kỹ thuật dựa trên chánh niệm khác mang lại những cải thiện lâu dài về sức khỏe tinh thần và chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân mắc bệnh viêm ruột nói chung và viêm đại tràng nói riêng.

Bên cạnh đó, các động tác yoga được biết đến có lợi cho người bệnh viêm đại tràng bao gồm tư thế em bé, tư thế cánh bướm, tư thế chiến binh 1, tư thế mèo-bò, tư thế cái ghế, tư thế xác chết...

photo-1685585653383

Thực hiện tư thế chiến binh 1 thường xuyên giúp cải thiện bệnh viêm đại tràng.

2.2 Các loại thảo mộc

Một nghiên cứu năm 2014 tại Mỹ cho thấy một phương pháp điều trị kết hợp bao gồm các loại thảo mộc có thể hiệu quả hơn so với điều trị thông thường trong bệnh viêm đại tràng.

- Nha đam: Cây nha đam thường được sử dụng trong chăm sóc da, nhưng nhờ có đặc tính chống viêm, nha đam cũng có thể có lợi cho những người bị viêm đại tràng.

Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy những bệnh nhân nhập viện với triệu chứng bệnh viêm đại tràng, sử dụng 200 ml gel nha đam kết hợp với liệu trình điều trị thông thường đã cải thiện bệnh nhiều hơn so với những người không dùng nha đam. Trên thực tế, 30% bệnh nhân dùng nha đam đã thuyên giảm lâm sàng, so với 7% bệnh nhân không dùng thảo dược này.

Tuy nhiên, những người bị viêm đại tràng nên thận trọng khi uống nước ép nha đam được bán ở các cửa hàng, do nha đam có tác dụng nhuận tràng và có thể gây khó chịu cho những người đã bị tiêu chảy.

photo-1685585653972

Nha đam

- Nghệ: Nghệ có thành phần hoạt chất chính là curcumin, có đặc tính chống viêm. Một đánh giá năm 2020 đã xem xét kết quả của bảy nghiên cứu liên quan đến 380 bệnh nhân bị viêm đại tràng và phát hiện ra rằng khi liệu pháp curcumin được kết hợp với thuốc kê đơn trong điều trị viêm đại tràng, bệnh nhân có khả năng đáp ứng lâm sàng cao gấp ba lần.

Bạn có thể sử dụng tinh bột nghệ, tinh dầu nghệ hoặc nấu ăn với nghệ...

- Quả óc chó: Quả óc chó được biết là có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm bảo vệ chống ung thư ruột kết và viêm nhiễm, trong đó có viêm đại tràng.

Đặc tính chống viêm của quả óc chó giúp cải thiện, củng cố niêm mạc ruột do viêm loét. Sử dụng quả óc chó hàng ngày như một loại thực phẩm giúp giảm tổn thương niêm mạc đại tràng và nhanh chóng tái tạo các mô tiêu hóa khỏe mạnh.

2.3 Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục là một yếu tố quan trọng để duy trì sức khỏe tốt cho những người bị viêm đại tràng. Tập thể dục thường xuyên có thể giúp:

  • Giảm bớt căng thẳng
  • Tăng cường hệ miễn dịch
  • Cải thiện sức khỏe tâm lý
  • Giảm trầm cảm, lo lắng
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Tăng cường xương
  • Cải thiện sức mạnh cơ bắp...

Trong thời gian bùng phát bệnh viêm đại tràng, việc tập thể dục có thể khó khăn hoặc không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được, nên bạn cần căn cứ vào tình trạng sức khỏe của bản thân để điều chỉnh kế hoạch tập luyện cho phù hợp.

photo-1685585654448

Tập thể dục thường xuyên.

2.4 Tránh các thực phẩm kích hoạt bệnh tái phát

Có một số loại thực phẩm có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng và đầy hơi nên tránh, bao gồm:

  • Thực phẩm khó tiêu hóa.
  • Lactose, thường được tìm thấy trong các sản phẩm từ sữa như sữa và pho mát
  • Các loại đường không thể hấp thụ như sorbitol và mannitol thường được tìm thấy trong kẹo, kẹo cao su không đường và một số loại nước trái cây như đào hoặc mận khô
  • Thực phẩm giàu chất béo như kem hoặc đồ chiên nhiều dầu mỡ
  • Thực phẩm có đường như bánh ngọt
  • Bia và rượu
  • Đồ uống chứa caffein như cà phê
  • Thực phẩm cay có chứa gia vị nóng.

2.5 Chia nhỏ bữa ăn

Ăn các bữa ăn nhỏ hơn có thể giúp giảm các triệu chứng của viêm loét đại tràng. Cố gắng ăn bốn đến sáu bữa nhỏ mỗi ngày thay vì ba bữa lớn mỗi ngày.

7 biện pháp khắc phục viêm đại tràng tại nhà  - Ảnh 5.

Chia nhỏ bữa ăn tốt cho người bệnh viêm đại tràng

Mời bạn xem tiếp video:

Ăn trứng vịt lộn có giúp giảm đau đầu- -SKĐS



Lê Thu Lương
Theo verywellhealth
Ý kiến của bạn