Bệnh gout là một dạng viêm khớp gây đau và khó chịu, thường ở ngón chân, mắt cá chân và đầu gối. Bệnh xảy ra khi cơ thể sản xuất quá nhiều axit uric gây dư thừa, tạo thành các tinh thể lắng đọng trong tất cả các mô.
Tuy nhiên, các tinh thể chủ yếu tích tụ trong và xung quanh khớp, gây kích ứng, viêm và khó chịu. Các tinh thể cũng có thể hình thành khối u xung quanh các khớp bị ảnh hưởng, được gọi là hạt tophi.
Các biện pháp khắc phục tại nhà cho bệnh gout bao gồm:
1. Uống nhiều nước
Khi bị bệnh gout, vị trí tổn thương bị sưng và viêm đáng kể. Một trong những cách để giảm các triệu chứng là uống nhiều nước hơn. Ngoài ra, nước cũng là chất bôi trơn giúp khớp hoạt động linh hoạt.
Người bệnh gout nên uống từ 2-2,5l nước/ngày với các loại nước như nước lọc, nước ép trái cây (táo, dứa, dưa chuột...) để tăng đào thảo axit uric qua nước tiểu.
Tuy nhiên, người bệnh gout nên tránh uống rượu và tránh sử dụng nước ngọt do có chứa nhiều purin bên cạnh các chất có hại khác cho sức khỏe như cồn, men bia.
Lưu ý: Trường hợp bị suy tim sung huyết hoặc bệnh thận nên trao đổi với bác sĩ trước khi tăng lượng nước uống.
Hơn nữa, người bệnh gout khi uống nước nên uống từng ngụm nhỏ, tránh uống nhiều nước một lúc hay uống nhiều nước trước và trong bữa ăn, nên uống nước ngay khi vừa thức dậy.
Người bệnh gout nên uống nhiều nước lọc hoặc nước trái cây để giảm triệu chứng và ngăn ngừa tái phát.
2. Chườm đá tại khớp bị tổn thương
Chườm lạnh là một trong những biện pháp hiệu quả giúp giảm đau do bệnh gout. Khi thực hiện phương pháp này, người bệnh cần chú ý không áp trực tiếp đá lạnh lên vị trí tổn thương mà cần bọc đá vào khăn hoặc cho vào túi chườm.
Thời gian chườm đá khoảng 20-30 phút mỗi lẫn nhưng và luôn di chuyển vị trí, tránh áp lạnh một chỗ quá lâu nhằm tránh bị tê cóng.
3. Giảm căng thẳng ngăn ngừa bệnh gout
Căng thẳng, lo lắng quá mức có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh gout. Mặc dù không phải lúc nào cũng có thể loại bỏ tất cả các nguồn gây căng thẳng, nhưng bạn có thể thực hiện một số biện pháp nhằm thư giãn, giảm căng thẳng, giảm đau do bệnh gout, bao gồm:
- Tập thể dục nếu cơn đau không hạn chế chuyển động
- Nghỉ ngơi đầy đủ, hợp lý
- Viết nhật ký hoặc đọc một cuốn sách yêu thích
- Ngồi thiền
Thiền là một biện pháp giảm căng thẳng, từ đó giảm triệu chứng và giảm đợt bùng phát bệnh gout.
4. Gác cao chân, tay và các khớp bị ảnh hưởng
Bệnh gout có thể gây đau và sưng tấy, đặc biệt là ở bàn chân, bàn tay, đầu gối và mắt cá chân. Một cách để giảm sưng là gác cao các khớp bị ảnh hưởng một góc 30 độ nhằm đưa máu và chất lỏng di chuyển ra khỏi khớp và quay trở lại tim.
5. Có chế độ ăn uống cân bằng
Hầu hết purin trong cơ thể đều có nguồn gốc từ thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày. Do đó, thực hiện chế độ ăn uống cân bằng và hạn chế purin sẽ giúp hạn chế axit uric dư thừa, ngăn ngừa bệnh gout.
Theo đó, người bệnh gout nên giảm lượng protein động vật, hải sản (tôm, cá ngừ...), tránh các thực phẩm chứa chất béo bão hòa hay có chứa frutose, không uống rượu, bia...
Những loại thực phẩm tốt cho người bệnh gout.
6. Uống nước chanh
Một nghiên cứu năm 2015 tại Anh cho thấy việc thêm nước cốt của hai quả chanh tươi vắt vào 2 lít nước mỗi ngày sẽ làm giảm axit uric ở những người bị bệnh gout.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng nước chanh giúp trung hòa axit uric trong cơ thể, do đó giúp giảm mức độ dư thừa, giảm nguy cơ mắc và ngăn ngừa bùng phát bệnh.
Nước chanh giúp trung hòa axit uric trong cơ thể, ngăn ngừa bệnh gout.
7. Hạn chế uống rượu
Theo Tổ chức viêm khớp thế giới, uống nhiều hơn hai loại đồ uống có cồn hoặc hai cốc bia mỗi ngày làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout. Nguyên do là trong bia có hàm lượng purin cao, vì vậy tránh uống bia có thể có lợi cho người bị bệnh gout.
Mời bạn xem tiếp video:
Đau nhức xương khớp và một số các bài thuốc đông y đơn giản I SKĐS