Trong hầu hết các trường hợp, tiêu chảy có thể được kiểm soát tại nhà bằng cách chăm sóc đơn giản và chế độ ăn uống cân bằng. Uống đủ nước, ăn đúng thực phẩm và sử dụng một vài biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn và có thể chấm dứt các triệu chứng.
Những phương pháp tự nhiên này rất dễ thực hiện và có thể giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn mà thậm chí không cần dùng thuốc:
1. Chuối và sữa chua khắc phục tiêu chảy

Chuối và sữa chua giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.
Chuối rất giàu kali, một khoáng chất thiết yếu có thể bị thiếu hụt do tiêu chảy. Mặt khác, sữa chua chứa men vi sinh giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.
Cách chế biến: Nghiền nát một quả chuối chín và trộn với một cốc sữa chua nguyên chất. Ăn hỗn hợp này 2-3 lần mỗi ngày.
2. Hạt thì là Ai Cập và bơ sữa

Hạt thì là giảm tiêu chảy.
Hạt thì là có đặc tính kháng viêm và kháng khuẩn, giúp làm dịu hệ tiêu hóa, giảm tiêu chảy. Ngược lại, sữa bơ giàu lợi khuẩn và chất điện giải, bổ sung cho cơ thể.
- Cách pha chế: Trộn 1 thìa cà phê hạt thì là với 1 cốc sữa bơ, ăn hỗn hợp này 2-3 lần mỗi ngày.
3. Nước ép lựu
Nước ép lựu có thể giúp giảm tiêu chảy nhờ đặc tính làm săn se niêm mạc ruột, giảm viêm và hỗ trợ hệ tiêu hóa, từ đó có thể làm giảm các triệu chứng tiêu chảy và giảm tần suất đi ngoài. Bên cạnh đó, loại nước này còn giàu chất chống oxy hóa và vitamin C, giúp tăng cường khả năng miễn dịch và chống nhiễm trùng.
4. Trà gừng nghệ
Gừng có đặc tính kháng viêm, giúp làm dịu hệ tiêu hóa, trong khi nghệ chứa curcumin, có đặc tính kháng viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ.
Cách pha chế: Trộn 1 thìa cà phê gừng băm nhỏ và 1/2 thìa cà phê bột nghệ vào một cốc nước sôi, lọc lấy nước và uống 2-3 lần mỗi ngày.
5. Nước dừa

Nước dừa giàu chất điện giải giảm tình trạng mất nước.
Nước dừa giàu chất điện giải, bao gồm kali, natri và magiê, có thể giúp bổ sung chất điện giải bị mất qua quá trình tiêu chảy và giảm tình trạng mất nước.
- Cách pha chế: Uống 1-2 cốc nước dừa mỗi ngày.
6. Giấm táo
Giấm táo có đặc tính kháng khuẩn, giúp chống nhiễm trùng và giảm tiêu chảy.
Cách pha chế: Pha 1 thìa canh giấm táo với 1 cốc nước, uống hỗn hợp này 2-3 lần mỗi ngày.
7. Vỏ hạt mã đề

Vỏ hạt mã đề giảm tình trạng phân lỏng.
Vỏ hạt mã đề giúp bổ sung chất xơ có thể giúp hấp thụ nước và chất điện giải dư thừa trong phân, giảm tình trạng phân lỏng.
- Cách pha chế: Trộn 1 thìa vỏ hạt mã đề với 1 cốc nước, uống hỗn hợp này 2-3 lần mỗi ngày.
Những lưu ý khi bị tiêu chảy: - Duy trì đủ nước cho cơ thể bằng cách uống nhiều chất lỏng, chẳng hạn như nước lọc, nước dùng trong và đồ uống giàu chất điện giải như nước dừa.
- Tránh các loại thực phẩm cay, béo… có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa.
- Ăn những thực phẩm nhạt như cơm, chuối và sốt táo.
- Thực hành vệ sinh tốt và rửa tay thường xuyên…
- Duy trì đủ nước cho cơ thể bằng cách uống nhiều chất lỏng, chẳng hạn như nước lọc, nước dùng trong và đồ uống giàu chất điện giải như nước dừa.
- Tránh các loại thực phẩm cay, béo… có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa.
- Ăn những thực phẩm nhạt như cơm, chuối và sốt táo.
- Thực hành vệ sinh tốt và rửa tay thường xuyên…
Mời bạn xem thêm video
Phòng tránh nguy cơ sức khỏe từ bệnh đường ruột | SKĐS