7 bí quyết bảo vệ dạ dày không bị loét

06-06-2018 09:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Cuộc sống sống hiện đại, công việc bận rộn, chúng ta dễ bị stress kèm ăn uống bên ngoài vì tiếp khách, tiệc tùng xã giao đến khuya, đến việc dùng quá nhiều chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…, sinh hoạt không điều độ sẽ làm cho “thời gian biểu” của dạ dày thay đổi. Sau một thời gian, tỉ lệ dân văn phòng mắc các bệnh dạ dày ngày càng nhiều.

Viêm loét dạ dày vì ăn sai cách

Thống kê từ Hội khoa học Tiêu hóa, tại Việt Nam những năm gần đây, có tới 26% dân số mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, 70% dân số nước ta có nguy cơ mắc bệnh dạ dày, nguy cơ mắc viêm loét dạ dày ở nam giới gấp 4 lần so với nữ.

Theo các chuyên gia tiêu hóa, dân văn phòng là những người có chế độ ăn “tùy tiện” nhất, lúc ăn quá ít; lúc  ăn quá nhiều; khi ăn quá nhanh đặc biệt tranh thủ ăn vào giờ nghỉ trưa, ăn khuya hoặc bỏ bữa, nhất là bữa sáng. Theo các chuyên gia khoa Tiêu Hóa, thực tế dạ dày là một "thời gian biểu", đến thời điểm nhất định trong ngày, khi acid dạ dày và các men tiêu hóa (enzym) trong dịch vị không có thức ăn trung trong dạ dày trung hòa sẽ gây tổn hại niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm, loét dạ dày mạn tính. Những bệnh lý dạ dày mạn tính có thể là tiền đề của một tình trạng nghiêm trọng hơn, như ung thư dạ dày.

Bên cạnh đó, số liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thống kê tỷ lệ tử vong tính trên đầu người do ung thư dạ dày ở nước ta là 14,3/100.000; trong đó, khoảng 20 - 25% bệnh nhân ung thư dạ dày còn khá trẻ tuổi, trên dưới 40 tuổi.

ThS.BS. Nguyễn Ngọc Thao – Trưởng khoa Ngoại Tiêu Hóa tại bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Khi phỏng vấn và trao đổi về vấn đề này với ThS.BS. Nguyễn Ngọc Thao – Trưởng khoa Ngoại Tiêu Hóa tại bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn – một trong những bệnh viện ở trung tâm TP.HCM có số lượng người đến khám bệnh dạ dày, tiêu hóa khá cao so với các chuyên khoa khác đã cho biết: hiện nay, tỷ lệ người trẻ bị đau dạ dày ngày càng gia tăng nhanh chóng. Ghi nhận tại phòng khám Tiêu hóa của bệnh viện, trung bình mỗi ngày khoảng 120 ca đến khám vì mắc các bệnh lý đường tiêu hóa, trong đó, bệnh dạ dày chiếm gần 50% lượng bệnh ngoại trú, hơn 2/5 trong số đó là những bệnh nhân trẻ tuổi dưới 35 tuổi.

Hầu hết bệnh nhân trẻ thường đến than phiền với các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa vì các triệu chứng như đau trên rốn, ăn uống khó tiêu, đầy hơi, chán ăn, ợ chua… và đại đa số những người nay do ăn uống , sinh hoạt, công việc không đúng cách.

Chiến dịch kêu gọi mọi người hãy chăm sóc sức khỏe dạ dày qua www.gocuasuckhoe.vn

7 “bí quyết” cách ăn uống giúp dạ dày khỏe, cải thiện loét dạ dày

Những rắc rối của dạ dày chính là cảnh báo về một chế độ ăn không khoa học và cần phải điều chỉnh, nhất là trong giới văn phòng. Đây là một thực tế vì tất cả các bệnh chủ yếu bắt đầu khi dạ dày và hệ tiêu hóa không khỏe vì đây là nơi tiêu hóa thức ăn giúp cơ thể lấy đầy đủ các chất dinh dưỡng và vitamin. Cách tốt nhất khi có dấu hiệu về bệnh dạ dày là nên khám chuyên khoa Tiêu hóa càng sớm càng tốt. Các viêm loét dạ dày mạn tính cũng như ung thư dạ dày được phát hiện sớm sẽ giúp việc điều trị bệnh nhanh chóng, người bệnh bình phục rất nhanh và hiệu quả.

Bên cạnh đó, điều chỉnh chế độ ăn không chỉ giúp phòng ngừa các bệnh dạ dày như loét mà khi có bệnh, chế độ ăn tốt có thể giúp việc điều trị hiệu quả hơn. Dưới đây là những bí quyết bỏ túi từ chuyên gia dinh dưỡng TS.BS. Trần Thị Minh Hạnh - Trưởng Khoa Dinh dưỡng & Tiết chế, BV Hoàn Mỹ Sài Gòn.

  1. Dinh dưỡng tốt sẽ giúp mau lành vết loét: Ăn đủ 4 nhóm thực phẩm để cân bằng chế độ ăn; Ăn đa dạng các loại rau và trái cây; Hạn chế thức ăn nhiều béo (thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào...).
  2. Nên chọn thức ăn có nhiều chất xơ có trong trái cây và rau, ngũ cốc nguyên hạt, đặc biệt là xơ tan có trong yến mạch, các loại đậu, hạt, một số loại rau trái như cam, táo, cà rốt...
  3. Thực phẩm giàu vitamin A cũng có thể giúp mau lành vết loét do có khả năng làm tăng tạo chất nhầy bên trong đường tiêu hóa giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày. Thực phẩm giàu vitamin A như thịt, cá, gan, sữa, cà rốt, bông cải xanh, khoai lang, các loại rau xanh đậm.
  4. Giới hạn hoặc tránh các thực phẩm làm tăng acid dạ dày hoặc kích thích gây loét hoặc làm vết loét tồi tệ hơn. Những thực phẩm này bao gồm: thức uống có cồn, caffein trong cà phê hoặc nước ngọt, các loại gia vị như tiêu, ớt...
  5. Mỗi người cần lắng nghe cơ thể của mình, khi có triệu chứng khó chịu với loại thực phẩm nào đó thì có thể nên hạn chế bớt sẽ tốt hơn vì thể trạng của từng người có khác nhau và sự nhạy cảm với các yếu tố từ thực phẩm cũng khác nhau.
  6. Ăn đều đặn và đúng bữa. Không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói.
  7. Hạn chế căng thẳng để dạ dày không bị kích thích tạo thành viêm loét hoặc làm nặng thêm tình trạng bệnh.

Dấu hiệu ban đầu của bệnh đau dạ dày thường khá kín đáo nên chúng ta dễ bỏ qua như: khó chịu mơ hồ ở bụng, thường là ở vùng trên rốn, cảm giác đầy vùng bụng trên, ợ nóng hay ợ chua hoặc ăn không tiêu, buồn nôn… Hãy quan tâm sức khỏe khi chưa quá muộn, bằng việc chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ, không bỏ qua việc tầm soát bệnh lý dạ dày.

Từ ngày 24-5 đến 07-6/2018, Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ chính thức khởi động chương trình tư vấn sức khỏe trực tuyến hoàn toàn miễn phí về bệnh lý dạ dày   trên Fanpage: https://www.facebook.com/TapDoanYKhoaHoanMy/. Đây là 1 trong 3 hoạt động chính của dự án “Hãy thay đổi vì dạ dày không có lỗi!”

Các chủ đề được livestream trong khung giờ từ 19-20h các ngày:

24/5 - Trào ngược dạ dày thực quản. Dẫu “chung nhà” vẫn chẳng phiền hà!

26/5 - Tìm hiểu 360 độ về các bệnh lý dạ dày của dân văn phòng

27/5 – Tầm soát sớm ung thư dạ dày

29/5 - Giải cứu dạ dày! Top 5 bệnh dạ dày phổ biến

31/5 - Sống hòa bình cùng khuẩn Helicobacter Pylori (HP)

02/6 - Bảo vệ sức khỏe dạ dày trong nhịp sống hiện đại

05/6 - Nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori - Bạn đã hiểu đúng?

07/6 - Bí kíp sống chung với viêm loét dạ dày


Ý kiến của bạn
Tags: