Hà Nội

7 bài thuốc chế từ lá dâu tằm

21-04-2012 14:35 | Y học cổ truyền
google news

Lá dâu hay còn gọi là tang diệp có tên khoa học là Folium Mori. Theo Đông y, lá dâu không mùi, vị nhạt, ngọt đắng, tính mát vào hai kinh can, phế.

Lá dâu hay còn gọi là tang diệp có tên khoa học là Folium Mori. Theo Đông y, lá dâu không mùi, vị nhạt, ngọt đắng, tính mát vào hai kinh can, phế. Trong Đông y, lá dâu có một phạm vi ứng dụng lâm sàng rộng rãi.
 
Một số thực nghiệm lâm sàng cho thấy ăn lá dâu hằng ngày (canh lá dâu, canh hến lá dâu hoặc xào với trứng) hoặc nước hãm lá dâu có khả năng ổn định huyết áp, nhịp tim, đường huyết, làm giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ ở nhóm người tăng huyết áp và biến chứng ở người tiểu đường.

Một số bài thuốc thường dùng từ lá dâu:

Bài 1: Lá dâu non hoặc bánh tẻ nấu canh hoặc nấu chung với hến, nghêu, cá diếc hoặc hãm nước uống hằng ngày có tác dụng ổn định huyết áp, đường huyết và nhịp tim. Bài thuốc này thích dụng cho các bệnh về phổi, phế quản, âm hư nội nhiệt, tăng huyết áp thể can thận âm hư, cải thiện các triệu trứng hội chứng mãn kinh, mồ hôi trộm…

Bài 2:Lá dâu và mè đen đồng lượng trộn đều (9 lần đồ, 9 lần phơi), thục địa 1kg, liên nhục 200g, tất cả tán nhỏ, trộn với mật ong hoàn viên to bằng hạt ngô, ngày uống 5g, chia làm 2 lần sáng - tối. Giúp da tươi nhuận, mịn màng. Uống lâu dài giúp gân cốt rắn chắc, khí huyết dồi dào, tăng thính lực. Bài thuốc này thích hợp cho những người sạm da, nám má, cơ thể suy nhược, gân cốt suy yếu, thiếu máu, can thận âm hư, ù tai, tăng tuổi thọ…

Bài 3:lá dâu 100g, lá đậu ván 100g, lá sen tươi 100g. Tất cả rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, thêm chút muối ăn, khuấy đều rồi uống. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt giải thử, tán phong nhiệt, thích hợp cho những người say nắng, âm hư nội nhiệt, bốc hỏa…

Bài 4:

búp dâu non 1 nắm, giã nhỏ đắp vào chỗ sưng, bên ngoài lấy giấy thấm nước đắp, khi khô lại thay, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm, giảm đau, thác sang sinh cơ. Tác dụng trong viêm cơ, viêm tuyến vú, mụn nhọt, trị vết thương lâu ngày, mụn nhọt không liền miệng… Để nâng cao hiệu quả điều trị có thể dùng lá trầu không nấu với nước muối loãng để rửa vết thương, lá dâu vàng, sấy khô, tán bột mịn, rắc lên miệng nhọt, miệng vết thương.

Bài 5: Lá dâu già sao vàng hạ thổ dùng 12-20g, sắc với 100ml còn 50ml, uống ngày 2 lần. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giáng hỏa, lương huyết, trị thổ huyết, nục huyết (chảy máu cam)…

Bài 6: Lấy 10 lá dâu bánh tẻ to, nấu nước uống. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt an thần, thích dụng cho trẻ nhỏ bị sốt cao, co giật hoặc trẻ ngủ không ngon giấc, đại tiện táo, nước tiểu vàng sẫm…

Bài 7: Lá dâu 16 - 18g sắc, đợi nước còn nóng ấm rửa búi trĩ, trực tràng… và đẩy lên, lấy băng băng lại, nằm nghỉ. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, làm săn chắc cơ, thích dụng cho các chứng trĩ, sa trực tràng, sa dạ con… 

Lương y ChuVăn Tiến


Ý kiến của bạn