7 bài tập lưỡi, giúp giảm ngủ ngáy

SKĐS - Ngủ ngáy không chỉ ảnh hưởng đến người xung quanh mà còn có mối liên quan đến một số tình trạng xấu cho sức khỏe như tim mạch, béo phì, giảm ham muốn tình dục… Thực hiện một số bài tập lưỡi giúp bạn khơi thông đường thở, giảm ngủ ngáy.

1. Vì sao xuất hiện ngủ ngáy?

TS. Tonia Farmer, chuyên gia phẫu thuật tai mũi họng ở Warren, Ohio, Mỹ cho biết, ngáy hay ngủ ngáy là biểu hiện rất phổ biến trong cộng đồng. Ngáy là hiện tượng âm thanh được tạo ra khi không khí đi vùng bị hẹp ở đường hô hấp trên khiến các mô xung quanh rung lên. Vùng bị hẹp này có thể là họng, miệng, mũi.

Có nhiều nguyên nhân gây ngáy như thừa cân hoặc béo phì, gây chèn ép đường thở; do rượu hoặc một số loại thuốc; do giải phẫu như lệch vách ngăn mũi, polyp mũi…; do cảm lạnh hoặc dị ứng; do chứng ngưng thở khi ngủ

Để điều trị triệu chứng ngáy, bạn cần tìm nguyên nhân. Theo TS. Farmer, các phương pháp điều trị có thể bao gồm giảm cân, tránh uống rượu vào ban đêm, nâng đầu cao hơn khi ngủ, thay đổi thời gian dùng một số loại thuốc trong ngày, đeo thiết bị hỗ trợ điều trị ngủ ngáy, phẫu thuật... Tuy nhiên, bạn cũng có thể áp dụng một số phương pháp y học cổ truyền để khắc phục chứng ngủ ngáy.

2. Tác dụng của các bài tập hỗ trợ giảm ngáy khi ngủ

TS. Farmer cho biết, một phương pháp điều trị không xâm lấn bổ sung bạn có thể thử là liệu pháp cơ chức năng, được áp dụng cho chứng ngáy, khó nuốt và khó nói. Đây là liệu pháp liên quan đến việc tập thể dục các mô xung quanh miệng, đường viền hàm và mặt để cải thiện độ săn chắc của các cơ này, giúp chúng ít có khả năng bị xẹp vào ban đêm, giữ cho đường thở của bạn thông thoáng, từ đó giúp giảm ngáy ngủ.

Liệu pháp cơ chức năng có thể là một phương pháp điều trị chứng ngưng thở khi ngủ hiệu quả. Theo một nghiên cứu vào tháng 12 năm 2017 trên ‌European Archives of Oto-Rhino-Laryngology‌, những loại bài tập lưỡi này có thể giảm cường độ ngáy tới 51% và giảm thời gian ngáy trong đêm tới 31% ở một số người.

3. Các bài tập lưỡi dành cho người ngủ ngáy

Các bài tập này đều được thực hiện 10 lần, hai lần một ngày.

3.1 Đẩy lưỡi

Đẩy lưỡi của bạn mạnh nhất có thể vào vòm miệng. Giữ trong 10 giây.

photo-1671773294757

Hình ảnh đưa lưỡi lên vòm miệng.

3.2 Chạm mũi

Cố gắng đưa lưỡi ra ngoài chạm vào mũi. Giữ trong 10 giây.

photo-1671773297730

Lưỡi chạm mũi.

3.3 Chạm cằm

Cố gắng chạm đầu lưỡi vào cằm. Giữ trong 10 giây.

photo-1671773299321

Lưỡi chạm cằm.

4. Chạm má trái

Thè lưỡi ra và kéo dài hết sang bên trái. Giữ trong 10 giây.

photo-1671773302187

Đưa lưỡi sang trái.

5. Chạm má phải

Thè lưỡi ra và kéo dài hết cỡ sang bên phải. Giữ trong 10 giây.

photo-1671773304269

Đưa lưỡi sang phải.

6. Đẩy lưỡi bằng thìa

Giữ một cái thìa trước miệng, thè lưỡi thẳng ra và ấn vào thìa để kháng cự. Giữ trong 10 giây.

photo-1671773306095

Tư thế đẩy lưỡi bằng thìa.

7. Ngậm thìa

Đưa cán thìa vào miệng. Giữ cán thìa giữa lưỡi và môi (không phải răng) trong 10 giây. Bạn cũng có thể giữ thìa bên dưới lưỡi trong 10 giây.

photo-1671773307506

Ngậm thìa cần thực hiện đúng để đạt hiệu quả tốt.

3. Cần thực hiện trong bao lâu để thấy kết quả?

TS. Farmer cho biết, các bài tập trị liệu cơ chức năng cần thực hiện từ 30 đến 45 phút mỗi ngày trong 6 đến 12 tháng - hoặc có thể lâu hơn - trước khi bạn thấy cải thiện tình trạng ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ. Tuy nhiên, để duy trì được nhịp tập đều đặn cần sự quyết tâm và kiên trì của người thực hiện.

Bên cạnh đó, để thể cải thiện kết quả tốt hơn nữa, bạn có thể kết hợp các bài tập lưỡi với các phương pháp điều trị khác, chẳng hạn như thay đổi tư thế ngủ, bỏ uống rượu vào ban đêm...

Ngoài ra, khi bạn thức dậy với những cơn đau đầu, dễ dàng ngủ ngày, thức dậy vào ban đêm (do ngáy)bị huyết áp cao hoặc có tiền sử đau tim, đột quỵ hoặc bệnh tim thì nên đến cơ sở y tế kiểm tra chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, để có biện pháp điều trị phù hợp.

Mời bạn xem tiếp video:

2 loại thịt gà phá hủy colagen gây già nhanh, phụ nữ sau 30 chớ dại ăn nhiều- SKĐS


Lê Thu Lương
Ý kiến của bạn