7 bài tập giảm đau nhức, mỏi mắt do nhìn lâu vào một điểm

SKĐS - Mỏi mắt do nhìn lâu vào một điểm thường là tình trạng tạm thời, có thể biến mất sau khi nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nếu tình trạng này gây ra sự khó chịu, mệt mỏi, bạn có thể thực hiện một số bài tập mắt để giúp giảm căng thẳng nhanh hơn.

Các hoạt động khiến mắt cần nhìn lâu vào một điểm như đọc sách, sử dụng máy tính, điện thoại, chơi game, làm đồ thủ công, lái xe trong thời gian dài... có thể gây mỏi, khô, nhức mắt. 

Nguyên nhân gây hiện tượng này là do khi tập trung vào một mục tiêu, mắt thường chớp ít hơn, đồng tử phải làm việc nhiều hơn, các cơ nhắm bị mỏi.

Theo TS. Russel Lazarus, chuyên gia nhãn khoa tại Australia, biểu hiện khi mắt bị mỏi bao gồm mờ mắt, khô mắt, mắt đỏ, tăng độ nhạy cảm với ánh sáng, nhức đầu hoặc đau nửa đầu.

Mỏi mắt, đau nhức mắt do nhìn lâu vào một điểm không phải là bệnh lý nguy hiểm và bạn hoàn toàn có thể khắc phục khó chịu với các bài tập mắt.

1. Đảo mắt vòng tròn giảm mỏi mắt

Đảo mắt vòng tròn từ phải sang trái và từ trái sang phải giúp giải phóng căng thẳng ở các cơ hướng mắt. Đảo mắt nhẹ nhàng theo một hướng rồi đảo ngược lại có thể giúp giảm căng thẳng và đau nhức ở các cơ xung quanh và sau mắt. 

Bạn có thể làm điều này ba đến năm lần liên tiếp mỗi giờ để giúp giảm mỏi mắt.

photo-1676964799127

Đảo mắt vòng tròn giúp giảm căng thẳng, mỏi mắt.

2. Chớp mắt và ngáp

Cách nhanh nhất để giảm một số triệu chứng mỏi mắt là giúp mắt tự bôi trơn lại. Nếu mắt bị khô do nhìn lâu vào một thứ như màn hình máy tính hay điện thoại thì chớp mắt và ngáp có thể giúp mắt tiết ra nước mắt để làm ẩm mắt. 

Chớp mắt nhanh nhiều lần cũng có thể giúp dàn đều nước mắt trên mắt, giảm cảm giác nóng rát hoặc đau nhức.

3. Thay đổi tiêu điểm

Khi các cơ giúp mắt tập trung bị đau, thực hành thay đổi tiêu điểm có thể giúp giảm căng thẳng và đau đớn.

  • Bước 1: Đặt một ngón tay cách mũi 7-10cm và tập trung vào đó, sau đó từ từ di chuyển ngón tay ra xa.
  • Bước 2: Khi cánh tay được duỗi thẳng, hãy nhìn ra ngoài ngón tay tới một thứ gì đó ở khoảng cách xa. Tập trung ở đó trong vài giây, sau đó nhìn lại ngón tay.
  • Bước 3: Đưa ngón tay trở lại cho đến khi chạm vào mũi, tiếp tục nhìn ra xa và tập trung vào một đồ vật trong vài giây.
  • Lặp lại bài tập ba lần khi thấy mỏi mắt.

4. Áp lòng bàn tay lên mắt

Khi áp lòng bàn tay lên mắt sẽ giúp mắt được nhắm lại, thư giãn và giảm mỏi mắt. Ngoài ra, một số nghiên cứu tại Mỹ cho rằng, biện pháp này có thể giúp lưu thông máu và chất lỏng tại mắt tốt hơn, giúp mắt phục hồi sau thời gian dài làm việc.

Cách thực hiện: Xoa nóng hai lòng bàn tay và nhẹ nhàng áp lên hai mắt. Giữ nguyên t 30- 60 giây và lặp lại bất cứ khi nào mắt bắt đầu mỏi.

photo-1676964802842

Áp lòng bàn tay lên mắt giúp mắt thư giãn, giảm mỏi mắt.

5. Chuyển động mắt dọc và ngang

Tương tự như đảo mắt vòng tròn, di chuyển mắt theo chiều dọc và chiều ngang có thể giúp thư giãn các cơ mắt bị mệt mỏi.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Nhắm mắt lại, sau đó từ từ "nhìn" lên trần nhà, sau đó nhìn xuống sàn nhà. Lặp lại ba lần.
  • Bước 2: Vẫn nhắm mắt, "nhìn" sang trái, rồi sang phải. Lặp lại ba lần.

Bạn có thể thực hiện hoạt động này mỗi giờ một lần để giúp giảm mỏi mắt và nới lỏng các cơ mắt đang căng cứng. Chuyển động với mí mắt nhắm lại cũng giúp dàn đều nước mắt trên mắt để giảm khô.

photo-1676964804666

Nhắm mắt và đảo mắt lên trên xuống dưới giúp giảm mỏi mắt.

6. Chườm ấm

Sử dụng một miếng gạc ấm và đặt lên mắt có tác dụng kích hoạt nước mắt, thư giãn cácở mắt, giúp giảm mỏi mắt mà không gây thêm bất kỳ căng thẳng nào cho mắt.

photo-1676964806734

Chườm ấm có thể kết hợp hoặc thực hiện riêng lẻ để giảm mỏi mắt, nhức mắt.

7. Thực hiện quy tắc 20-20-20

Thời gian kéo dài của các hoạt động nhìn gần, chẳng hạn như sử dụng máy tính hoặc thiết bị kỹ thuật số khác đòi hỏi phải tập trung liên tục. Quy tắc 20-20-20 giúp mắt có cơ hội thư giãn các cơ tập trung, giảm đau, mỏi mắt.

Cách thực hiện:

Cứ sau 20 phút, hãy rời mắt khỏi màn hình và tập trung vào thứ gì đó cách xa khoảng 6m (20 feet) trong ít nhất 20 giây.

Mời bạn xem tiếp video:

4 sai lầm khi ăn cơm có thể khiến bạn mắc bệnh dạ dày- SKĐS



Lê Thu Lương
Theo webmd, optometrists
Ý kiến của bạn