1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao
1.1 Gen
Gen chịu trách nhiệm chính cho hầu hết các thuộc tính vật lý của một người như cân nặng, nước da, cấu trúc cơ thể, màu tóc và cả chiều cao.
Trong đó, các yếu tố di truyền quyết định khoảng 60- 80% sự khác biệt về chiều cao giữa mọi người, trong khi các tác động môi trường, chủ yếu là dinh dưỡng, có thể chiếm từ 20- 40%.
1.2 Nội tiết tố
Nội tiết tố đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của cơ thể. Tuyến yên là một cấu trúc bên trong não tạo ra nhiều loại hormone chuyên biệt khác nhau, bao gồm hormone tăng trưởng (còn gọi HGH). Vai trò của hormone tăng trưởng ảnh hưởng đến chiều cao, giúp xây dựng cơ và xương của cơ thể.
1.3 Dinh dưỡng
Dinh dưỡng là điều cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Ngay từ nhỏ, trẻ phải được ăn uống đầy đủ, hợp lý để góp phần tăng chiều cao. Nếu không được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng hoặc có chế độ ăn uống không lành mạnh sẽ không giúp trẻ tăng trưởng và phát triển chiều cao tốt.
Dinh dưỡng lành mạnh góp phần tăng chiều cao ở người trưởng thành.
1.4 Yếu tố môi trường
Các nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh rằng ô nhiễm môi trường gây ra rất nhiều vấn đề cho sức khỏe con người. Nếu sống trong môi trường bị ô nhiễm, hút thuốc lá thụ động, tiếng ồn lớn... sẽ khiến trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, các bệnh mạn tính cần sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị.
Tuy nhiên, việc dùng thuốc không theo hướng dẫn, dùng trong thời gian dài có thể tác động xấu đến sự phát triển và chiều cao của cơ thể.
2. Các biện pháp giúp tăng chiều cao tại nhà
2.1 Tập xà đơn
Tác dụng: Kéo giãn cột sống, tăng chiều cao.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một thanh xà có thể chịu được trọng lượng cơ thể.
- Đặt thanh xà ở vị trí cố định, chắc chắn, khi đu lên chân cách sàn nhà khoảng 20cm.
- Đứng thẳng người, giơ hai tay lên cao với khoảng cách rộng bằng vai, đu người lên và giữ 20-30 giây, cảm nhận cột sống được kéo giãn.
- Từ từ thả lỏng tay, hạ người xuống.
- Thực hiện 3-5 lượt và nhiều lần trong ngày.
Kéo giãn cột sống khi đu xà đơn giúp tăng chiều cao.
2.2 Nâng xương chậu
Tác dụng: Kéo căng hông và cột sống giúp tăng chiều cao.
Cách thực hiện:
- Nằm ngửa, áp vai và cánh tay trên mặt đất, lòng bàn tay úp xuống.
- Từ từ uốn cong đầu gối và đưa gót chân càng gần mông càng tốt.
- Uốn cong lưng, đẩy xương chậu lên cao.
- Duy trì vị trí này trong ít nhất 20 giây.
- Lặp lại 3-5 lần.
2.3 Bơi trên cạn
Tác dụng: Bài tập này tập trung vào lưng dưới, hỗ trợ tăng chiều cao.
Cách thực hiện:
- Nằm sấp trên sàn, đặt hai cánh tay thẳng trước mặt, úp lòng bàn tay xuống sàn. Nâng cánh tay trái cao hơn nhiều so với cánh tay phải, nâng chân phải lên khỏi sàn càng nhiều càng tốt.
- Giữ nguyên tư thế trong 4- 5 giây.
- Sau đó, đổi bên và lặp lại bài tập. Thực hiện 3-5 lần.
Bơi trên cạn giúp tăng chiều cao.
2.4 Bơi lội
Tác dụng: Bơi lội là bài tập toàn thân, các động tác kết hợp giữa tay, chân, lưng, ngực giúp kéo căng cột sống, hỗ trợ tăng chiều cao.
Tuy nhiên, bạn cần bơi hai giờ mỗi ngày trong ít nhất 4-5 ngày mỗi tuần mới đạt mục đích tăng chiều cao.
2.5 Nhảy dây
Tác dụng: Khi nhảy dây, cơ thể luôn giữ thẳng, cột sống và lưng được kéo căng. Hơn nữa, việc uốn cong đầu gối liên tục làm tăng khối lượng xương ở cẳng chân, góp phần tăng chiều cao.
2.6 Tư thế rắn hổ mang
Tác dụng: Tư thế rắn hổ mang tăng cường sức mạnh cho tay, ngực và lưng, những yếu tố rất quan trọng trong việc tăng chiều cao.
Cách thực hiện:
- Nằm sấp trên sàn, duỗi hai chân sao cho mu bàn chân chạm sàn.
- Đặt lòng bàn tay úp xuống sàn, ở vị trí ngang ngực.
- Từ từ dùng lực nâng phần thân trên lên và ưỡn người về phía sau theo khả năng có thể.
- Thực hiện 3-4 lần mỗi ngày và tăng dần nếu có thể.
Tư thế rắn hổ mang kéo giãn cột sống giúp tăng chiều cao.
2.7 Kéo căng cột sống về phía trước
Tác dụng: Kéo căng cột sống về phía trước là một bài tập tăng chiều cao được nhiều người biết đến.
Cách thực hiện:
- Ngồi thẳng lưng, hai chân hướng về phía trước và dang rộng bằng vai.
- Từ từ gập người về phía trước, đưa hai tay ôm lấy gót chân sao cho ngực chạm vào phần trên của đùi và cảm nhận cột sống, cơ gân kheo được kéo căng.
- Giữ vị trí ít nhất 10 đến 20 giây.
- Sau đó, từ từ di chuyển trở lại và vào tư thế ngồi.
- Lặp lại 3 đến 4 lần khi mới bắt đầu và tăng dần.
Mời bạn xem tiếp video:
4 sai lầm khi ăn cơm có thể khiến bạn mắc bệnh dạ dày- SKĐS