65 tác phẩm được trao giải Báo chí TP. Hồ Chí Minh lần thứ 41

21-06-2023 16:21 | Xã hội

SKĐS - Sáng 21/6, tại TP.HCM, Hội Nhà báo TP.HCM, Thành ủy TP.HCM, UBND TP.HCM đã tổ chức kỷ niệm 98 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam và Lễ trao Giải báo chí TP.HCM lần thứ 41 năm 2023.

Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM; Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM; Phan Nguyễn Như Khuê, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM; Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM; Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phụ trách phía Nam.

Giải Báo chí TP.HCM lần thứ 41 có chủ đề "Nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ, đẩy mạnh cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư; thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội". Giải năm nay có 279 tác phẩm của 18 đơn vị báo chí TP.HCM tham dự vòng sơ khảo, trong đó 184 tác phẩm đã được chọn vào vòng chung kết.

Kết quả có 65 tác phẩm xuất sắc nhất được trao giải, gồm 5 giải nhất, 14 giải nhì, 21 giải ba và 25 giải khuyến khích theo 5 nhóm thể loại gồm: Nhóm 1 (tin, ảnh báo chí); nhóm 2 (chính luận); nhóm 3 (phim tài liệu, phóng sự, điều tra, ký báo chí); nhóm 4 (phỏng vấn, tường thuật, ghi nhanh); nhóm 5 (công trình tập thể).

Theo hội đồng giám khảo, các tác phẩm báo chí dự giải năm nay đã bám sát chủ đề, phản ánh chân thực tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Đồng thời phản ánh rõ nét sự đoàn kết chung tay khắc phục khó khăn, đẩy mạnh phát triển kinh tế TP.HCM, hướng tới TP.HCM năng động, sáng tạo, văn minh, nghĩa tình.

Ông Nguyễn Hồ Hải - Phó Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh cho biết, trải qua 98 năm báo chí cách mạng Việt Nam không ngừng lớn mạnh đóng góp cho sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam nói chung. Các hoạt động kinh tế, xã hội của Việt Nam được các báo đài thông tin với nhiều hình thức đa dạng hóa, sử dụng công nghệ truyền thống để tiếp cận nhiều độc giả trên cả nước. Đặc biệt, trong mùa dịch có nhiều nhà báo không ngại khó khăn, gian khổ kịp thời đưa thông tin. Nhiều tác phẩm báo chí phản ánh chân thực, sinh động nhiều mặt của đời sống xã hội, lan tỏa hình ảnh, nghĩa cử đẹp, điển hình tiên tiến, đề xuất các giải pháp thiết thực, hoàn thiện các chính sách, đem lại đời sống tốt hơn cho nhân dân.

"Điều đáng ghi nhận và vui mừng là năm nay các tác phẩm báo chí của TP.HCM đã đạt giải cao ở giải Báo chí Quốc gia gồm 2 giải A, 3 giải B, 3 giải C và 3 giải khuyến khích đến từ 6 cơ quan báo chí của TP.HCM. Điều này khẳng định uy tín, năng lực sáng tạo của báo chí thành phố, xứng đáng là đội quân xung kích trên mặt trận tư tưởng thành phố", ông Nguyễn Hồ Hải cho hay.

65 tác phẩm được trao giải Báo chí TP Hồ Chí Minh lần thứ 41 - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Hồ Hải trao giải cho các tác giả được Giải Báo chí TP.HCM lần thứ 41. Ảnh: Kim Vân

Theo ông Nguyễn Hồ Hải, năm 2023 là năm có ý nghĩa quan trọng, TP.HCM đã tiếp tục triển khai nhiều nghị quyết mới, kinh tế còn nhiều khó khăn, đòi hỏi sự tham gia của đội ngũ nhà báo. Cụ thể, các cơ quan báo chí cách mạng cần quan tâm tới các nội dung như: Thứ nhất, báo chí cần tiếp tục là vũ khí sắc bén trên mặt trận thông tin, tư tưởng văn hóa, lên án các thông tin sai trái… Đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề đối với đội ngũ làm báo.

Thứ hai là các cơ quan báo chí tiếp tục phát huy sức mạnh tổng hợp hoàn thành các các mục tiêu đề ra năm 2023, phát huy truyền thống yêu nước, sự tham gia tích cực của cán bộ, đảng viên nhằm triển khai nghị quyết mới của chính phủ về thí điểm cơ chế mới cho phát triển kinh tế xã hội của thành phố.

Thứ ba là các cơ quan báo chí cần phát huy tinh thần "mắt sáng, lòng trong, bút sắc"… là vũ khí sắc bén trong công tác phòng chống tham nhũng. Đồng thời, người làm báo cần tuyên truyền các thông tin chính sách của Đảng, Nhà nước đến với người dân, người làm báo cũng cần trang bị cho mình sự nhạy cảm chính trị, ý thức chính trị, không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, tham gia mạnh mẽ vào công việc chuyển đổi số để có những tác phẩm báo chí hay, đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố.

TP.HCM dẫn đầu về y tế chuyên sâu, thực hiện nhiều kỹ thuật khó để "giữ chân" bệnh nhânTP.HCM dẫn đầu về y tế chuyên sâu, thực hiện nhiều kỹ thuật khó để 'giữ chân' bệnh nhân

SKĐS - Việc phát triển y tế chuyên sâu tại TP.HCM là rất cần thiết, góp phần "giữ chân" bệnh nhân, hạn chế việc người dân ra nước ngoài chữa trị, giữ lại nguồn chi để phát triển kinh tế, xã hội. Đồng thời, thu hút bệnh nhân và vốn đầu tư từ nước ngoài.



Vân Kim
Ý kiến của bạn