Không uống bia, rượu và đồ uống có cồn
Vào những ngày hè, một cốc bia đá lạnh nghe có vẻ là cách hoàn hảo để hạ nhiệt trong một ngày nắng nóng. Nhưng việc sử dụng đồ uống có cồn như bia, rượu trong đợt nắng nóng chỉ giúp đem lại cảm giác mát nhưng lại có hại cho cơ thể.
Bởi lẽ cồn là một chất lợi tiểu đã được chứng minh, có nghĩa là nó làm tăng sản xuất nước tiểu và do đó khiến cơ thể cạn kiệt nước, điều này đặc biệt đúng với bia, thứ làm cơ thể mất nước.
Không ra trời nắng quá lâu
Hạn chế đi ra ngoài đường, ngoài trời nóng khi không cần thiết. Nếu bắt buộc phải ra ngoài nên đội mũ, mặc quần áo dài, đeo khẩu trang, kính, sử dụng quần áo chống nóng.
Tránh tiếp xúc trực tiếp dưới trời nắng. Điều đó sẽ làm cơ thể nhanh mất nước và mệt mỏi.
Không nên tiếp xúc với ánh nắng trong 10 phút liên tục ở thời điểm nắng nóng, đặc biệt là khi không có bất kỳ sự bảo vệ nào như: kem chống nắng, áo khoác, áo chống nắng,...
Cháy nắng ở thể nhẹ chỉ gây ra tình trạng sạm đỏ da, đau rát và bong tróc da sau đó. Tuy nhiên, nếu bị cháy nắng nặng, cần phải đi khám ngay khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng như: vùng da rộp đỏ và lan rộng trên cơ thể, kèm theo sốt cao, buồn nôn hoặc ớn lạnh. Hay khi thấy dấu hiệu nhiễm trùng như chảy mủ từ vết bỏng rộp trên da.
Tiếp xúc với ánh nắng lâu hơn sẽ có nguy cơ cao bị mất nước, dấu hiệu ban đầu của mất nước đó là gây khát nước, thân nhiệt nóng lên. Khi tình trạng mất nước nghiêm trọng hơn, sẽ thấy miệng khô, ngừng đổ mồ hôi, chuột rút, buồn nôn và ói mửa, tim đập nhanh, chóng mặt (đặc biệt là khi đứng),...
Nếu không cấp nước kịp thời cho cơ thể, thì tình trạng suy nhược, ảo giác, lú lẫn sẽ diễn ra và người bệnh sẽ lâm vào hôn mê không lâu sau đó, trong trường hợp nghiêm trọng còn có thể đối mặt với nguy cơ tử vong.
Do đó, nếu phải làm việc nên thay đổi thời gian ví dụ làm việc sớm hơn để nghỉ khi có nắng gắt giúp bảo vệ cơ thể.
Không nên uống quá nhiều nước lạnh, nước đá
Uống nhiều nước, đặc biệt là những người lao động thường xuyên ngoài trời nắng. Nên uống bổ sung các loại nước như nước chanh, nước muối pha loãng hoặc nước pha oresol.
Không nên uống nhiều nước mát lạnh, đặc biệt là các loại nước ngọt có ga để giảm cơn khát. Uống nhiều nước đá hoặc nước quá lạnh dễ gây viêm họng. Trong nước lạnh, các phân tử đang tích hợp nên rất khó thấm vào tế bào. Do đó sau khi uống, cơn khát vẫn không được giải quyết.
Tránh dùng điều hòa quá lạnh, để thẳng quạt vào ngườiMùa nóng thường phải sử dụng quạt và điều hòa nhiệt độ tuy nhiên, nhiều người thường để quạt thổi số lớn thẳng vào người cho hạ nhiệt, hoặc ở lâu trong phòng điều hòa nhiệt độ dưới 22 độ C có thể sẽ dẫn đến đau đầu, chóng mặt tạm thời, gây nên nhiễm lạnh, viêm phổi…
Cách làm này khiến bài tiết mồ hôi bị mất cân bằng, ảnh hưởng tuần hoàn máu, dễ khiến khi ngủ dậy thấy cảm giác nặng đầu, váng vất, cơ thể bứt rứt khó chịu, thậm chí có thể bị trúng gió, đau vai gáy, cứng hoặc ngoẹo cổ… cần phải có bác sĩ điều trị.
Tránh tắm nước lạnh
Mùa hè nóng nực, cơ thể sẽ đổ mồ hôi sau khi lao động, đặc biệt là sau khi tập thể dục, nhiều người thích tắm nước lạnh để rửa sạch mồ hôi trên cơ thể. Tuy nhiên phương pháp này không được khuyến khích.
Khi da bị nước lạnh kích thích đột ngột, không những không hạ nhiệt được mà còn dẫn đến tăng thân nhiệt, thậm chí còn ảnh hưởng đến sức khỏe rất nguy hiểm.
Tránh thức ăn nhiều dầu mỡ vào mùa hè
Những đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ có thể ảnh hưởng đến hệ thống đường ruột, từ đó dẫn đến việc hấp thu kém các chất dinh dưỡng và nước. Việc ăn quá nhiều đồ ăn chứa dầu sẽ gây ra các bệnh về dạ dày như: tiêu chảy, đau bụng… dẫn đến mất nước, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trong mùa hè, nếu ăn thực phẩm này có khả năng làm nóng cơ thể đồng thời cũng gây mất nước.