6 tuổi đã thành thiếu nữ?
Từ lúc 3- 4 tuổi, con gái chị Nguyễn Thị Mai (huyện Xuân Trường, Nam Định) đã phổng phao, cao hơn các bạn cùng trang lứa 6-7cm. Nghe mọi người khen “khéo nuôi”, chị Mai nở mày nở mặt. Tuy nhiên, mới vào lớp 1 được 1 học kỳ, con chị bỗng nhiên “bị chảy máu” tại trường.
![]() Trẻ em cần được giáo dục về sức khỏe giới tính càng sớm càng tốt. |
Dậy thì giả là trẻ chỉ khác lạ ở một vài bộ phận như ra khí hư, ra máu ở trẻ nữ; mọc râu, phát triển “cậu nhỏ” ở trẻ nam. “Trẻ em bị dậy thì giả là do một số bệnh lý như u não gây tăng tiết hooc- môn tuyến sinh dục, cũng có thể là u nang buồng trứng, u tuyến thượng thận hoặc tăng sản thượng thận bẩm sinh”. Với trẻ có triệu chứng này, cha mẹ nên đưa con đi khám để được điều trị.
Còn dậy thì thật thì trẻ sẽ phát triển toàn diện. Đối với trẻ gái thì quá trình dậy thì thường bắt đầu từ 8-13 tuổi, trẻ trai từ 11-14 tuổi.
Phim ảnh kích thích dậy thì
Bác sĩ Hùng cho biết, trẻ em ngày càng dậy thì sớm là do ảnh hưởng của các điều kiện sống tốt hơn, văn hóa xã hội phát triển hơn. Đặc biệt, trẻ em sớm tiếp cận với các hình ảnh “tươi mát” thì dễ kích thích hệ thần kinh, đẩy nhanh quá trình chín ở hệ viền của não - vùng quyết định sự dậy thì của trẻ. Vì thế, trẻ hay xem phim, chơi game, vào mạng thì càng dễ dậy thì sớm.
TS Nguyễn Thị Lâm - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng T.Ư cho biết, trẻ ăn nhiều thức ăn có nguồn gốc được chăn nuôi công nghiệp sẽ có nguy cơ dậy thì sớm. Nguyên nhân là các vật nuôi, cây trồng công nghiệp thường được “thúc” bằng các hooc-môn tăng trưởng có ảnh hưởng đến hooc-môn của trẻ. Trẻ dậy thì sớm thường nhỏ, lùn vì đầu xương sớm đóng kín khi quá trình dậy thì kết thúc.