Hà Nội

6 thực phẩm người bị viêm mũi dị ứng cần tránh xa

21-09-2016 10:01 | Đời sống
google news

SKĐS - Một số bệnh thường gặp khi chuyển mùa như sốt cỏ khô, dị ứng theo mùa hoặc viêm mũi dị ứng, gây chảy nước mũi, chảy nước mắt và ho khan.

viem mui di ung, nghet mui la bieu hien cua benh viem mui di ung

Nghẹt mũi là biểu hiện của bệnh viêm mũi dị ứng

Một số thực phẩm có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các bệnh dị ứng, nhưng kết quả khác nhau theo từng người, theo từng cơ địa cụ thể. Có thể tránh một số thực phẩm gây viêm mũi dị ứng, bao gồm:

Protein bề mặt thực phẩm

Một số protein trên bề mặt của thực phẩm tươi sống có thể kích thích một phản ứng dị ứng ở 25% những người bị viêm mũi dị ứng. Biểu hiện bằng ngứa môi, miệng hoặc cổ họng, phản ứng dị ứng này đối với các protein bề mặt thực phẩm thường ngắn ngủi và không giống như bị dị ứng thức ăn thật.

Trái cây dính phấn hoa

Một số loại trái cây sẽ kích hoạt dị ứng phấn hoa thực phẩm ở người bị viêm mũi dị ứng. Nếu có dị ứng với giống cúc vàng thì nên tránh chuối, dưa hấu và bí ngòi, do các thực phẩm này chứa phấn hoa thực phẩm phân tử tương tự như giống cúc vàng. Phản ứng này thường được giảm nhẹ bằng cách tránh các loại trái cây tươi trong mùa viêm mũi dị ứng.

viem mui di ung, hoa bi ngoi la thuc pham nguoi bi viem mui di ung nen tranh xa

Hoa bí ngòi và rau quả dính phấn hoa là thực phẩm người bị viêm mũi dị ứng nên tránh xa

Rau quả tươi chứa protein giống phấn hoa

Một số loại rau quả sẽ bắt đầu dị ứng ở miệng với viêm mũi, bao gồm ngô và cần tây. Cần tây chứa protein giống phấn hoa cỏ, là một chất kích thích mạnh đối với dị ứng. Loại bỏ vỏ của củ quả và nấu chúng; các protein gây dị ứng của rau quả bị mất đi trong quá trình nấu nướng.

Chất phụ gia

Một số chất phụ gia thực phẩm nhân tạo có thể làm trầm trọng thêm bệnh viêm mũi dị ứng. Chất phụ gia từ các chất bảo quản, hương liệu và chất tạo màu nhân tạo. Các thủ phạm thường gặp nhất bao gồm FD & C nhuộm màu vàng số 5, bột ngọt và benzaldehyde.

Rau thơm và hạt

Cỏ phấn hương, một chất gây dị ứng phổ biến được biết đến cho những người bị viêm mũi dị ứng, tồn tại trong gia đình cùng loại như hoa cúc và echinacea. Hai loại thảo mộc này được tìm thấy trong trà, hỗ trợ hệ thống miễn dịch và bổ sung thảo dược. Hạnh nhân, hạt phỉ, hạt hướng dương có thể kích hoạt một phản ứng dị ứng.

Thực phẩm và đồ uống lạnh

Những người bị viêm mũi dị ứng cũng có thể được chẩn đoán mắc bệnh hen suyễn, hoặc tạo ra các triệu chứng giống hen suyễn như một đợt cấp. Thực phẩm và đồ uống quá lạnh gây ra co thắt đường thở gọi là co thắt phế quản. Kem, kem sữa và thậm chí uống đá có thể kích thích một cơn co thắt phế quản, dẫn đến một cơn ho và tăng tiết chất nhầy đường hô hấp.


TS.BS. Lê Thanh Hải
Ý kiến của bạn