6 thực phẩm cần tránh nếu không muốn mắc bệnh ung thư

08-08-2015 08:50 | Đời sống
google news

Nếu không muốn bệnh ung thư ghé thăm, chị em cần tránh ăn uống những thực phẩm sau.

Không có thực phẩm nào hoàn toàn đảm bảo phòng chống ung thư, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn đưa ra những lời khuyên ăn uống hợp lý để phòng chống ung thư.

Theo các nhà khoa học tại Tổ chức Physicians Committee for Responsible Medicine thì chế độ ăn gần với ăn chay là một cách tốt để ngăn ngừa ung thư. Nhiều trái cây và rau, bớt rượu, sữa và thịt đóng hộp có thể giảm bớt nguy cơ ung thư miệng, phổi, ngực và ruột.

1. Tránh hoặc hạn chế thực phẩm từ sữa để giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt

Nghiên cứu cho thấy tiêu thụ 35 g protein sữa mỗi ngày, tương đương 1,5 tách pho mát, làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt lên 32%. Uống 2 ly sữa mỗi ngày làm tăng nguy cơ thêm 60%.

Lưu ý: Uống bổ sung canxi vẫn có cùng tác dụng như uống sữa bình thường. Nam giới tiêu thụ hơn 400 mg canxi mỗi ngày sẽ có nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt lên 51%.

2. Tránh hoặc hạn chế rượu để giảm nguy cơ ung thư miệng, họng, thanh quản, thực quản, ruột kết, ruột thẳng và ngực

Uống rượu mỗi tuần một lần tăng nguy cơ ung thư miệng, họng và thanh quản thêm 24%. Hai đến ba lần mỗi ngày tăng nguy cơ ung thư ruột kết lên 21%.

Lưu ý: Bản thân rượu (thay vì chất bảo quản) dường như là nguyên nhân của ung thư, và đồ uống có cồn nào thì cũng có hại cả.

3. Tránh thịt đã qua chế biến và thịt đỏ để giảm nguy cơ ung thư ruột

Mỗi khẩu phần 50 g thịt đã qua chế biến, tương đương với 2 lát thịt xông khói hoặc một thanh xúc xích làm tăng nguy cơ ung thư ruột lên 21%. Mỗi khẩu phần 120 g thịt đỏ hàng ngày, tương đương với một miếng thịt bít tết nhỏ, khiến cho nguy cơ ung thư ruột tăng 28%.

Lưu ý: Sự dư thừa các amino acid cần thiết và lượng heterocrylic amine, nitrit và heme iron trong thịt đã qua chế biến và thịt đỏ được cho rằng có ảnh hưởng tới sự phát triển của tế bào ung thư trong cơ thể.

6 thực phẩm cần tránh nếu không muốn mắc bệnh ung thư

Ăn một thanh xúc xích làm tăng nguy cơ ung thư ruột lên đến 21%.

 

4. Tránh thịt nướng và chiên nhằm giảm nguy cơ ung thư ruột, ngực, tuyến tiền liệt, thận và tuyến tụy

4 loại heterocyclic amine (HCAs) có liên quan tới ung thư ruột. HCAs hình thành từ creatin và amino axit từ phần thịt vai khi chế biến, tăng lên dần theo thời gian nấu và nhiệt độ. Khi được tiêu hóa, HCAs có thể làm phá vỡ sự tổng hợp ADN.

Lưu ý: Ngoài các loại ung thư kể trên thì HCAs còn có tác động, mặc dù yếu hơn, ung thư ngực, tuyến tiền liệt, thận và tuyến tụy.

5. Tiêu thụ các sản phẩm từ sữa đậu nành giảm nguy cơ, giảm tái phát và tử vong do ung thư ngực

Kết quả nghiên cứu từ các nước châu Á và phương Tây cho thấy các sản phẩm từ sữa đậu nành giúp làm giảm nguy cơ ung thư. Phụ nữ trưởng thành ở Trung Quốc tiêu thụ hàng ngày nhiều hơn 11,3 g protein đậu nành, tương đương với nửa tách đậu nành nấu làm giảm 43% nguy cơ ung thư ngực thời kỳ tiền mãn kinh so với người tiêu thụ chỉ 1,7 g.

Nghiên cứu tại Thượng Hải cho thấy phụ nữ bị ung thư ngực tiêu thụ 11g protein đậu nành mỗi ngày có thể giảm mức độ tử vong và khả năng tái phát khoảng 30%. Nghiên cứu tại Mỹ cho kết quả tương tự: tiêu thụ càng nhiều isoflavone từ đậu nành thì nguy cơ tử vong và tái phát ung thư ngực ở phụ nữ càng giảm đi.

Lưu ý: Khi lựa chọn các sản phẩm đậu nành, lựa chọn các loại tự nhiên, như edamame (một loại đậu nành của Nhật), tempeh (sản phẩm lên men đậu nành) hay đậu hũ hữu cơ thay vì protein cô đặc trong các loại bột và thuốc chức năng.

6. Ăn nhiều rau và trái cây giảm khả năng mắc nhiều dạng phổ biến của ung thư

Rau và trái cây, nhất là các loại rau ăn lá, giúp giảm nguy cơ ung thư tổng thể. Ăn nhiều nhóm rau cải như bông cải xanh, cải xoăn và bắp cải giúp làm giảm 18% nguy cơ ung thư ruột và giảm bớt khả năng ung thư phổi và dạ dày.

Phụ nữ tiêu thụ nhiều rau giàu chất carotenoid, ví dụ như cà rốt và khoai tây ngọt, làm giảm nguy cơ ung thư ngực xuống 19%. Nhìn chung, phụ nữ tiêu thụ lượng nhiều nhất của bất kỳ loại trái cây hay rau nào đều làm giảm nguy cơ ung thư ngực 11%.

Ăn nhiều cà chua làm giảm khả năng ung thư dạ dày 27%. Tỏi và các loại rau họ hành như hành tây, giảm đáng kể nguy cơ ung thư dạ dày trong khi chế độ ăn uống phương Tây (nhiều thịt và chất béo nhưng ít rau và trái cây) làm tăng nguy cơ gấp đôi.

Lưu ý: Một số thành phần trong đậu nành, trà xanh, nghệ, cà chua và các thực phẩm khác có thể điều hòa lại quá trình tự nhiên phân hủy các tế bào không khỏe mạnh, một yếu tố quan trọng trong việc phòng chống ung thư.


Ý kiến của bạn