6 thói quen dễ gây bệnh trĩ và những yếu tố nguy cơ
- Thói quen uống ít nước: Thiếu nước trong cơ thể có thể làm phân khô và khó di chuyển, dẫn đến táo bón.
- Hay uống rượu bia: Tác động của rượu bia có thể làm giảm khả năng tiêu hóa và ảnh hưởng đến sức khỏe của đường ruột.
- Thích đồ cay nóng: Thói quen này có thể gây kích ứng đường tiêu hóa, dẫn đến các vấn đề tiêu hóa và trĩ.
- Ngại ăn rau xanh và chất xơ: Một chế độ ăn nghèo nàn về chất xơ làm tăng nguy cơ táo bón, từ đó tạo điều kiện cho bệnh trĩ phát triển.
- Thói quen ngại vận động, ngồi nhiều: Đây là vấn đề đặc biệt phổ biến ở dân văn phòng, khi người làm việc thường xuyên phải ngồi trong thời gian dài.
- Thói quen ngồi bồn cầu lâu hoặc rặn nhiều khi đi đại tiện: Việc ngồi lâu hoặc rặn mạnh có thể gây áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn.

Bệnh trĩ thường gặp ở người làm việc văn phòng, ít tập thể dục, chủ yếu sau 30 tuổi.
- Béo phì: Thừa cân tạo áp lực lên các tĩnh mạch ở vùng hậu môn và trực tràng.
- Phụ nữ mang thai: Sự thay đổi nội tiết và áp lực từ thai nhi có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
- Táo bón hoặc tiêu chảy mạn tính: Cả hai tình trạng này đều gây áp lực lớn lên vùng hậu môn, dẫn đến sự hình thành búi trĩ.
- Quan hệ tình dục qua đường hậu môn: Hành vi này có thể gây tổn thương cho vùng hậu môn và làm tăng nguy cơ bị trĩ.
- U vùng tiểu khung: Những khối u như u đại trực tràng hoặc u xơ tử cung có thể gây áp lực lên tĩnh mạch, dẫn đến bệnh trĩ.
Hệ lụy khi mắc trĩ không được điều trị
Bệnh trĩ có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc đời và có thể kéo dài suốt đời mà không được phát hiện. Nhiều người bệnh không hề hay biết mình mắc bệnh cho đến khi búi trĩ phát triển lớn, gây cọ xát, chảy máu và đau đớn. Việc điều trị trĩ ở giai đoạn 4 sẽ khó khăn và tốn kém hơn rất nhiều do bệnh đã phát sinh nhiều biến chứng.
- Biến chứng trĩ gây thiếu máu: Chảy máu hậu môn thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu mãn tính, suy giảm các chỉ số hồng cầu trong máu. Mặc dù không đe dọa đến tính mạng, nhưng tình trạng này khiến người bệnh luôn cảm thấy kiệt sức và suy nhược, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Trong trường hợp nặng, người bệnh có thể cần truyền máu hoặc nhập viện điều trị. Đặc biệt, xuất huyết do trĩ ở nam giới thường nghiêm trọng hơn so với nữ giới, vì đường hậu môn ở nam giới sâu hơn, khiến việc phát hiện và điều trị sớm trở nên khó khăn hơn.
- Trĩ sa nghẹt: Búi trĩ thò ra ngoài hậu môn và không thể thụt vào trong có thể gây tắc mạch máu. Người bệnh sẽ thấy búi trĩ sưng to, căng đỏ và rất đau, không thể dùng tay đẩy vào. Tình trạng này có thể dẫn đến biến chứng hoại tử búi trĩ.
- Trĩ gây tắc mạch: Cục máu đông dễ dàng hình thành trong mạch máu của búi trĩ khi máu lưu thông bị ứ trệ. Biến chứng này gây đau đớn, và tình trạng sẽ nặng hơn nếu có hoại tử.
- Viêm loét và nhiễm trùng: Có thể xảy ra viêm da quanh hậu môn, viêm nhú hoặc viêm khe, gây ngứa ngáy và đau rát. Nhiễm trùng có thể xuất hiện khi có loét hoặc hoại tử búi trĩ, khi vết thương tiếp xúc với phân chứa nhiều vi trùng.
Tóm lại: Theo thống kê của Hội Hậu môn trực tràng học Việt Nam bệnh trĩ chiếm tới 35% - 50% các bệnh thuộc về đại trực tràng. Bệnh trĩ thường gặp ở người làm việc văn phòng, ít tập thể dục, chủ yếu sau 30 tuổi. Nhiều người đi khám trễ vì xấu hổ khiến bệnh biến chứng nặng. Vì vậy, khi có biểu hiện bệnh trĩ cần tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.