6 tác dụng phụ ít biết của thuốc tránh thai

27-08-2015 07:46 | Dược
google news

SKĐS - Thuốc tránh thai thường gây ra một số tác dụng phụ mà nhiều người chưa biết. Những thay đổi của cơ thể do thuốc tránh thai còn làm người sử dụng tưởng nhầm mình đã mắc một căn bệnh nghiêm trọng nào đó.

Thuốc tránh thai thường gây ra một số tác dụng phụ mà nhiều người chưa biết. Những thay đổi của cơ thể do thuốc tránh thai còn làm người sử dụng tưởng nhầm mình đã mắc một căn bệnh nghiêm trọng nào đó.

Từ những triệu chứng nhỏ như tăng cân, buồn nôn, đau ngực, làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, thuốc tránh thai còn làm người phụ nữ bị đau nửa đầu, hay suy giảm thị lực. Dưới đây là những tác dụng phụ mà ít người để ý đến khi dùng thuốc tránh thai và cách thức để đối phó với những tác dụng phụ mà thuốc tránh thai mang lại.

Nhiễm nấm

TS, bác sĩ sản phụ khoa Alyssa Dweck, ở Mount Kisco, New York cho biết, khi dùng thuốc tránh thai, cơ thể người phụ nữ trở nên kém kiểm soát với bệnh tiểu đường. Nếu kèm thêm chế độ ăn nhiều đường hoặc uống rượu hay hệ thống miễn dịch bị suy yếu sẽ dễ dẫn đến nhiễm nấm âm đạo. Các nhà khoa học đã chứng minh được sử dụng biện pháp tránh thai có chứa estrogen làm tăng nguy cơ nhiễm nấm âm đạo, thường là nấm canđia. Tuy nhiên bạn không nên quá lo lắng về vấn đề nhiễm nấm bởi đây là căn bệnh rất phổ biến, ít nhất mỗi phụ nữ đều nhiễm nấm âm đạo ít nhất 1 lần trong đời. Căn bệnh này có thuốc chữa khỏi.

Ảnh hưởng tới mắt

Thay đổi nội tiết tố bằng việc dùng thuốc có thể gây ra các triệu chứng khô mắt, ảnh hưởng đến tầm nhìn, bác sĩ Beth Kneib, chuyên gia bệnh về mắt cho biết. Theo bác sĩ Kneib, khi bị khô mắt, bệnh nhân dễ mắc thêm một số các vấn đề ở mắt khác. Nếu có triệu chứng khô mắt khi dùng thuốc tránh thai cần sử dụng thuốc nhỏ mắt như nước muối sinh lý để giảm áp lực cho mắt.

Cục máu đông

Theo Tổ chức sản phụ khoa Mỹ (ACOG) cho biết, cục máu đông là một trong những tác dụng phụ hiếm gặp nhưng nghiêm trọng khi dùng thuốc tránh thai. Mỗi năm, một số lượng nhỏ các phụ nữ dùng thuốc tránh thai uống (cứ 10.000 phụ nữ có từ 3 -10 người ) phát triển cục máu đông. Phụ nữ hút thuốc, thừa cân béo phì, trên 35 tuổi, hoặc mới sinh con có nguy cơ cao mắc cục máu đông hơn.

Dấu hiệu máu cục máu đông bao gồm:

-Khó thở, đau ngực có thể báo hiệu một cục máu đông trong tim hay phổi.

-Đau, sưng ở chân có thể chỉ ra máu đóng cục ở chân, thường có khả năng mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu.

Nếu bạn có sử dụng thuốc tránh thai và gặp các triệu chứng ra cục máu đông hãy đi gặp bác sĩ ngay lập tức.

Đau nửa đầu

Những người phụ nữ có tiền sử bị bệnh đau nửa đầu bệnh sẽ nặng thêm khi dùng thuốc tránh thai. Theo một nghiên cứu năm 2014 tại Italia cho biết, có mối liên hệ giữa việc thay đổi nồng độ estrogen với chứng đau nửa đầu. Những biểu hiện này có thể xảy ra ngay trước kỳ kinh hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Nếu bị mắc chứng đau nửa đầu, nên nói chuyện với bác sĩ để xem có thể chuyển sang một loại thuốc khác có hàm lượng ít hơn hoặc giảm liều estrogen từ đó giảm sự thay đổi nội tiết tố góp phần giảm chứng đau nửa đầu.

Trầm cảm

Phụ nữ có tiền sử bản thân hoặc người trong gia đình mắc chứng rối loạn tâm trạng có thể mắc chứng trầm cảm trong thời gian dùng thuốc, bởi nội tiết tố do thuốc tránh thai mang lại có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng của chẩt dẫn truyền thần kinh nhất định. Tuy nhiên người mắc chứng trầm cảm cần phải biết rằng bên cạnh việc sử dụng thuốc, còn có thể có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến trầm cảm. Đặc biệt nếu người bệnh đã có tiền sử trầm cảm liên quan đến thuốc không nên sử dụng biện pháp tránh thai có nội tiết hoặc phải uống các loại thuốc có hàm lượng nội tiết thấp.

Đau khi giao hợp

Các chuyên gia phụ khoa còn khẳng định, việc sử dụng liều thấp thuốc tránh thai có thể liên quan đến đau vùng chậu mạn tính và điều này dẫn đến việc chị em thường bị đau khi quan hệ tình dục. Thuốc tránh thai làm nội tiết của người phụ nữ thay đổi, không dẫn đến sự rụng trứng, nồng độ estrogen thấp dẫn đến giảm ham muốn tình dục, giảm tiết dịch, gây đau khi quan hệ. Nếu xuất hiện chứng đau vùng chậu cần báo ngay bác sĩ để loại trừ khả năng người bệnh mắc u xơ tử cung, hoặc để tìm một biện pháp tránh thai phù hợp.

Nguyễn Bạch Dương ( theo everydayhealth)

 

 

http://www.everydayhealth.com/news/6-strange-side-effects-birth-control-pill/?xid=fb_EH_sf


Ý kiến của bạn