6 sai lầm gây hại thận

17-02-2019 14:27 | Bệnh thường gặp
google news

SKĐS - Sỏi thận là bệnh đường tiết niệu thường gặp nhất. Sỏi có thể ở bất kỳ vị trí nào trong đường tiểu như thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo nam giới (niệu đạo nữ giới rất ngắn nên không tạo sỏi).

Sỏi thận có biểu hiện khá đa dạng, từ việc âm thầm gây thận ứ nước không triệu chứng đến tình trạng đau quặn bụng phải đi cấp cứu.

Sỏi thận là những tinh thể rắn hình thành trong thận từ các chất trong nước tiểu. Quá trình này được gọi là quá trình tạo sỏi thận. Sỏi thận có thể nhỏ hoặc lớn đến vài cm. Những viên sỏi lớn lấp đầy bể thận và các ống mang nước tiểu từ thận đến bàng quang (niệu quản) được gọi là sỏi san hô. Bệnh sỏi thận có nhiều nguyên nhân và có thể ảnh hưởng bất kỳ phần nào của đường tiết niệu - từ thận đến bàng quang.

Khoảng một phần ba dân số bị sỏi thận, nhưng chỉ một nửa trong số này có triệu chứng. Tuy nhiên, ngay cả khi không có triệu chứng, những viên sỏi có thể gây ra nhiều vấn đề, chẳng hạn như nhiễm trùng và nghẽn dòng chảy nước tiểu.

Khi những viên sỏi bị mắc kẹt trong niệu quản, các triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện. Các triệu chứng thường gặp nhất là đau đớn dữ dội (cơn đau quặn thận) xuất hiện sau đó biến mất và thường di chuyển từ hông lưng (sườn) đến bụng dưới (bụng) và đến bìu. Những triệu chứng khác bao gồm: đau lưng, đùi, bẹn, cơ quan sinh dục; Tiểu ra máu; Buồn nôn và nôn mửa; Ớn lạnh; Sốt; Cơn đau quặn thận thường xuyên; Đi tiểu gấp; Đổ mồ hôi.

Hình ảnh sỏi thận.

Hình ảnh sỏi thận.

Để ngăn ngừa bệnh sỏi thận, nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý và tránh mắc các sai lầm dưới đây:

Không ăn sáng

Nguy cơ gây ra bệnh sỏi thận do không ăn sáng khá lớn. Túi mật sẽ bài tiết dịch mật vào buổi sáng, chuẩn bị trước cho việc tiêu hóa thức ăn. Nếu không ăn sáng, mật sẽ không có thức ăn để tiêu hóa, dịch mật sẽ ở trong túi mật lâu hơn, thời gian dài như thế, dịch mật sẽ tích tụ trong túi mật và đường ruột, cholesterol từ trong mật tiết ra sẽ dễ hình thành sỏi thận.

Ăn quá nhiều mì tôm và muối

Thói quen ăn mặn khiến tuần hoàn máu tăng đến cầu thận, buộc thận phải làm việc nhiều dẫn đến suy thận. Đối với người mắc bệnh thận nếu ăn nhiều muối sẽ suy sụp nhanh hơn, ngược lại nếu ăn ít muối thì chức năng thận được cải tạo tốt hơn. Ngoài ra muối còn là nguyên nhân dẫn đến sỏi thận, thận nhiễm mỡ.

Với những người có thói quen ăn mì tôm, do trong mì tôm chứa nhiều muối và chất béo nhưng lại ít vitamin và các khoáng chất. Mì tôm chủ yếu được làm từ củ mì (sắn) rất nhiều axit oxalic tạo sỏi thận. Thường xuyên hoặc ăn quá nhiều mì tôm cùng lúc khiến chức năng gan thận quá tải, dễ mắc chứng sỏi thận và hại cơ thể.

Tránh ăn nhiều dầu mỡ.

Tránh ăn nhiều dầu mỡ.

Ăn quá nhiều dầu mỡ

Ăn quá nhiều chất dầu mỡ cũng chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận. Bởi vì thức ăn giàu protit và chất béo sẽ tăng thêm hàm lượng cholesterol trong dịch mật, hình thành nên sỏi.

Vì vậy, để hạn chế ăn hoặc kiêng ăn thực phẩm hàm chứa cholesterol nên hạn chế những món như: thịt mỡ, nội tạng động vật, trứng cá, gạch cua, lòng đỏ trứng...

Uống ít nước

Uống ít nước là một thói quen phổ biến của nhiều người. Không ít người ngại uống nước hoặc không uống đủ lượng nước cần thiết cho một ngày. Uống ít nước sẽ khiến hệ tiết niệu ít việc, lượng nước tiểu lưu trữ, trở nên đậm đặc, chất đọng lại tăng lên, như thế dễ hình thành nên sỏi thận và sỏi đường tiết niệu. Vì vậy, hãy cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể ngay cả khi bạn không thấy khát. Bổ sung thêm nước thông qua các thức ăn hàng ngày như trái cây, các loại nước ép, ăn kèm canh trong các bữa ăn và bổ sung nhiều nước sau khi vận động.

Nhịn tiểu lâu

Nhịn tiểu là một thói quen không tốt cho sức khỏe và gây hại thận. Nước tiểu được chứa trong bàng quang trong khu vực xương chậu và được hỗ trợ bởi cơ xương chậu, chứa nước tiểu từ khi nhận cho đến khi nước tiểu được phóng thích ra bên ngoài. Nhịn tiểu lâu, thường xuyên không chỉ gây hậu quả nặng nề như nhiễm trùng tiểu, bệnh lý về thận, sỏi thận, bàng quang, đường tiết niệu, làm giảm chức năng sinh lý... Trong đó vỡ bàng quang được coi là nguy hiểm nhất, nếu không được phát hiện và phẫu thuật kịp thời sẽ gặp nguy hại.

Uống thuốc không đúng cách

Một số thuốc phải uống đúng giờ, uống với nhiều nước, không được kết hợp với vài loại thuốc khác... nhưng người dùng không theo chỉ dẫn hoặc không chịu tìm hiểu nên đã sử dụng sai cách. Từ thói quen này, cơ thể không hấp thụ được thành phần của thuốc gây lắng cặn ở thận và tích thụ thành sỏi. Vì vậy việc dùng thuốc sai cách, sai liều lượng, không theo chỉ định của bác sĩ là một trong những nguyên nhân gây tổn thương thận, sỏi thận và ảnh hưởng sức khỏe toàn cơ thể.


BS. Trần Trung
Ý kiến của bạn