1. Bịt mũi và ép trẻ uống thuốc
Do trẻ không chịu há miệng khi nhìn thấy thuốc nên một số bà mẹ đã phải bịt mũi hay bóp miệng và ép trẻ uống thuốc. Phương pháp này là hoàn toàn sai lầm và gây nguy hiểm. Ép trẻ uống thuốc, trẻ sẽ quấy khóc, giãy giụa, thuốc dễ bị sặc vào đường hô hấp, gây ngạt thở. Hơn nữa, cách cho trẻ uống thuốc thô bạo này sẽ khiến trẻ ngày càng kháng thuốc, quấy khóc, cha mẹ sẽ mệt mỏi, kiệt sức và có thể không cho trẻ uống không đủ thuốc theo liệu trình.
Ngoài việc ép, một số cha mẹ còn để sẵn một ống tiêm thuốc ở nhà, đổ đầy thuốc vào, ấn thẳng và đẩy nhanh vào miệng trẻ, trẻ sẽ bị nôn ói hoặc khiến trẻ bị ho, chặn đường hô hấp và gây ngạt thở. Vì vậy cha mẹ cần dành nhiều thời gian và kiên nhẫn hơn khi cho trẻ uống thuốc.
2. Trộn thuốc với đồ uống, đồ ăn nhẹ
Một số cha mẹ trộn thuốc vào sữa và nước trái cây, đây cũng là điều không nên làm. Bởi vì dùng đồ uống, đồ ăn nhẹ… để ngụy trang thuốc, nói với trẻ rằng là đồ ăn ngon chứ không phải thuốc, sẽ khiến trẻ hiểu lầm, không phân biệt được đâu là thức ăn, đâu là thuốc, sẽ dẫn đến nguy cơ xảy ra tai nạn ngộ độc thuốc.
Ngoài ra, một số thực phẩm không được dùng chung với thuốc, vì sẽ làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc, hoặc có thể gây ra phản ứng phụ bất lợi. Ví dụ, uống chung với nước trái cây có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc hoặc dùng kháng sinh với sữa, sẽ làm giảm hoạt động của một số loại kháng sinh...
3. Các hình thức đe dọa, ép buộc trẻ uống thuốc
Nếu dụ dỗ đủ kiểu mà không được, nhiều cha mẹ có thể hù dọa trẻ như: Không uống thuốc sẽ bị công an bắt đi... Những phương pháp hù dọa này có thể có tác dụng với một số trẻ, nhưng một số trẻ lại không thích điều này và thói quen nói dối này rất dễ khiến trẻ học được. Theo thời gian, trẻ sẽ dần mất đi sự tin tưởng và trẻ cũng sẽ nói dối, dễ khiến trẻ hình thành thói quen"không giữ lời hứa".
4. Cho trẻ nằm uống thuốc
Nhiều bậc cha mẹ khi cho con uống thuốc để trẻ nằm ngửa trên giường, sofa, dễ gây nghẹn ở khí quản, gây ho hoặc ngạt thở. Cố gắng cho trẻ ngồi hoặc bế trẻ khi cho trẻ uống thuốc, đây là cách an toàn nhất.
5. Dùng nước sôi để pha thuốc
Pha thuốc với nước sôi sẽ khiến cho thuốc dễ bị biến đổi khi tiếp xúc với nhiệt độ cao và ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc. Do đó, khi uống kháng sinh, men vi sinh và các loại thuốc khác cần pha với nước ở nhiệt độ phòng hoặc hơi âm trước khi cho trẻ uống.
6. Tăng giảm liều lượng thuốc theo ý muốn
Khi trẻ bị bệnh, cha mẹ trở nên vô cùng lo lắng. Để trẻ mau khỏi bệnh càng sớm càng tốt, nhiều người tự ý tăng liều lượng thuốc. Liều thuốc càng lớn thì tác dụng phụ sẽ càng lớn, trường hợp nặng có thể dẫn đến ngộ độc thuốc cấp tính hoặc tích lũy.
Nếu trẻ bị bệnh mà cha mẹ thường xuyên tăng giảm liều lượng thuốc theo ý muốn, cơ thể trẻ sẽ phát triển tình trạng kháng thuốc khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, trước khi cho trẻ uống thuốc, nên kiểm tra kỹ tên thuốc, liều lượng... đồng thời đảm bảo khoảng cách giữa các lần uống thuốc.
7. Tự chẩn đoán, điều trị và cho trẻ uống thuốc
Một số bậc cha mẹ tự trở thành bác sĩ của con, tự chẩn đoán và mua thuốc điều trị. Việc tự ý cho trẻ uống thuốc mà không có sự giám sát của bác sĩ có thể dẫn đến nguy cơ gặp tác dụng phụ hoặc phản ứng dị ứng gây nguy hiểm.
Bác sĩ có kiến thức và kinh nghiệm sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp cho từng trường hợp cụ thể. Việc tham khảo ý kiến của bác sĩ sẽ giúp đảm bảo rằng trẻ được điều trị đúng cách và an toàn nhất.
Mời xem thêm video được quan tâm:
Suy thận cấp do uống thuốc kháng sinh không theo liều lượng được khuyến cáo | SKĐS