1. Gạo nếp giàu dinh dưỡng, chữa nhiều bệnh
Theo các nghiên cứu khoa học hiện đại, trong 100g gạo nếp có khoảng 75 - 80g tinh bột. Đây là nguồn cung cấp năng lượng chính của gạo nếp. Ngoài ra, trong gạo nếp còn chứa protein, chất béo, chủ yếu là chất béo không bão hòa.
Trong gạo nếp còn có hàm lượng canxi tương đối cao, tốt cho xương và răng, sắt giúp hỗ trợ sản sinh hồng cầu, magiê giúp điều hòa chức năng cơ và thần kinh, phốt pho là thành phần rất quan trọng cho cấu trúc xương và năng lượng tế bào.
Không những vậy, gạo nếp còn là nguồn cung cấp nhiều loại vitamin có lợi cho sức khỏe như vitamin B1 giúp hỗ trợ hệ thần kinh và chuyển hóa năng lượng, vitamin B2 tốt cho da và mắt.
Gạo nếp là nguyên liệu chính của nhiều món ăn ngày Tết như bánh chưng, bánh tét...
Các tài liệu Đông y từ xa xưa cũng ghi chép về gạo nếp như một vị thuốc thông dụng. Trong Đông y, gạo nếp thường được gọi với tên nhu mễ, đây là một vị thuốc có vị ngọt, tính ấm, đi vào kinh tỳ, vị và phế, có tác dụng bổ trung ích khí, kiện tỳ làm ấm vị.
Gạo nếp thường được Đông y ứng dụng trong điều trị các chứng tỳ vị hư hàn gây nôn mửa, chán ăn, tiêu chảy, khí hư gây tự ra mồ hôi, hơi thở ngắn, mệt mỏi, phụ nữ mang thai bị sa bụng, đầy trướng…
2. Những ai cần lưu ý khi ăn gạo nếp
Tuy gạo nếp là một lương thực quen thuộc, có nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng một số người với những thể trạng hoặc tình trạng sức khỏe dưới đây cần lưu ý khí ăn gạo nếp.
2.1 Người có thể trạng nhiệt không nên ăn nhiều gạo nếp
Người có thể trạng nhiệt là người thường có các biểu hiện như nóng trong, mụn nhọt, nhiệt miệng, táo bón… Gạo nếp theo Đông y có tính ấm, có thể kích động nhiệt trong cơ thể, vì vậy có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng kể trên.
2.2 Người có hệ tiêu hóa kém và người bệnh dạ dày
Gạo nếp là loại gạo có thành phần tinh bột dạng amylopectin có độ dẻo cao, khi ăn nhiều có thể gây khó tiêu hóa. Chính vì vậy những người có hệ tiêu hóa kém, vốn dĩ đã thường bị đầy bụng, khó tiêu không nên ăn quá nhiều đồ ăn làm từ gạo nếp.
Gạo nếp là loại gạo khó tiêu hóa và thủy phân ở ruột, dạ dày, lại kích thích khiến dạ dày co bóp và tiết acid nhiều hơn. Vì vậy, những người vốn mắc các bệnh về dạ dày nên thận trọng trước khi ăn các loại thực phẩm làm từ gạo nếp.
Người bệnh tiêu hóa kém không nên ăn nhiều gạo nếp.
2.3 Người đang bị viêm nhiễm, phụ nữ sau sinh, người đang có vết thương hở
Gạo nếp có thể khiến tình trạng viêm kéo dài hơn bình thường, có thể làm mưng mủ vết thương, từ đó khiến vết thương lâu lành hơn. Vì vậy, những người đang có tình trạng viêm như viêm họng, viêm phế quản, viêm nhiễm ngoài da, phụ nữ sau sinh hoặc người đang có vết thương hở không nên ăn nhiều gạo nếp.
2.4 Người thừa cân, béo phì
Gạo nếp là loại lương thực chứa nhiều tinh bột và calo. Trong 100g gạo nếp có thể có tới 350-370 calo năng lượng. Ăn nhiều gạo nếp rất dễ dẫn đến tăng cân, chính vì thế những người vốn đã có tình trạng thừa cân béo phì không nên ăn quá nhiều thực phẩm được làm từ gạo nếp.
2.5 Trẻ nhỏ và người cao tuổi
Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi, thường có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, nếu ăn quá nhiều gạo nếp có thể dẫn đến tình trạng khó tiêu gây chướng bụng, khó chịu. Người lớn tuổi có răng yếu, chức năng tiêu hóa cũng trở nên kém hơn nên hạn chế các đồ ăn có gạo nếp để tránh nguy cơ đầy bụng, khó tiêu.
2.6 Người mới ốm dậy
Tương tự như người lớn tuổi và trẻ nhỏ, người mới ốm dậy cũng thường được khuyên ăn những đồ ăn dễ tiêu hóa, tạo điều kiện cho hệ tiêu hóa hồi phục. Gạo nếp dễ gây đầy bụng, khó tiêu nên người mới ốm dậy tiêu hóa kém nên thận trọng khi ăn gạo nếp.
Mời bạn xem tiếp video:
nấm linh chi