Hà Nội

6 nhóm người có nguy cơ bị thiếu kẽm cần khắc phục ngay

10-04-2022 14:16 | Dinh dưỡng
google news

SKĐS - Một trong những ảnh hưởng rõ ràng nhất của tình trạng thiếu kẽm là khả năng miễn dịch giảm. Điều này khiến bạn dễ bị cảm lạnh, cúm, nhiễm trùng, mệt mỏi mạn tính và sức khỏe tổng thể kém. Vậy ai có nguy cơ bị thiếu kẽm và cách khắc phục như thế nào?

1. Ai có nguy cơ bị thiếu kẽm?

Hầu hết mọi người sẽ nhận đủ kẽm bằng cách ăn uống đủ chất, cân bằng. Nhưng nếu chế độ ăn uống kém không đủ kẽm, do nhu cầu kẽm tăng cao trong giai đoạn mang thai, cho con bú hoặc một số trường hợp như: hấp thu kém, mắc bệnh mạn tính, nghiện rượu, người ăn chay… dễ có nguy cơ bị thiếu kẽm hơn những người khác.

Phụ nữ mang thai và cho con bú: Đối tượng có nguy cơ thiếu kẽm cao là phụ nữ mang thai và cho con bú. Họ cần được cung cấp nhiều kẽm hơn bình thường để giúp thai nhi phát triển và cung cấp đủ kẽm cho trẻ bú mẹ.

Trẻ sau sáu tháng tuổi: Trẻ bú mẹ có thể được đáp ứng đủ lượng kẽm hàng ngày từ sữa mẹ cho đến khi được bảy tháng tuổi, Sau đó, nhu cầu hàng ngày của chúng tăng lên 50% và chỉ có sữa mẹ sẽ thì không đủ.

Người bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, suy dinh dưỡng, kém ăn: Những người bị rối loạn tiêu hóa sẽ khó hấp thụ và giữ lại kẽm từ thực phẩm họ ăn. Thiếu kẽm khiến trẻ chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng, bị rối loạn tiêu hóa, chán ăn... Vì ngoài giúp tăng khả năng miễn dịch, kẽm còn giúp cơ quan tiêu hóa lập lại quá trình hấp thu của đường ruột bị rối loạn trong khi bị tiêu chảy. Kẽm cũng giúp tăng cảm giác ngon miệng ở trẻ biếng ăn, giúp trẻ sớm cải thiện tình trạng dinh dưỡng.

Những người có nguy cơ bị thiếu kẽm cần khắc phục ngay để không ảnh hưởng tới sức khỏe - Ảnh 2.

Người bị rối loạn tiêu hóa dễ bị thiếu kẽm do khó hấp thu.

Những người ăn chay: Phần lớn thực phẩm giàu kẽm dễ hấp thu có nguồn gốc động vật. Vì vậy, những người ăn chay (đặc biệt là thuần chay) và những người ăn kiêng trong thời gian dài có nguy cơ thiếu kẽm nhiều hơn. Họ sẽ cần nhiều kẽm hơn tới 50% trong chế độ ăn uống so với những người không ăn chay.

Những người mắc bệnh hồng cầu hình liềm: Nghiên cứu gần đây cho thấy 60-70% những người mắc bệnh hồng cầu hình liềm có mức kẽm thấp hơn (đặc biệt ở trẻ em), vì cơ thể của họ khó hấp thụ nó hơn.

Người nghiện rượu: Một nửa số người nghiện rượu có nồng độ kẽm thấp vì họ không thể hấp thụ chất dinh dưỡng (do tổn thương đường ruột do uống quá nhiều) hoặc do họ bài tiết nhiều hơn qua nước tiểu.

2. Hậu quả của thiếu kẽm là gì?

Kẽm được cơ thể sử dụng trong sản xuất tế bào và các chức năng miễn dịch. Đồng thời vi chất này là một phần thiết yếu của sự tăng trưởng, phát triển giới tính và sinh sản.

Khi thiếu kẽm, cơ thể chúng ta không thể sản sinh ra các tế bào mới khỏe mạnh. Điều này dẫn đến các triệu chứng như:

  • Giảm cân không rõ lý do
  • Vết thương khó lành
  • Thiếu tỉnh táo, hay cáu kỉnh
  • Giảm khứu giác và vị giác
  • Mắc bệnh tiêu chảy
  • Ăn không ngon
  • Rụng tóc, những thay đổi ở móng tay
  • Dễ mắc bệnh nhiễm trùng

Nếu phụ nữ mang thai bị thiếu kẽm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi. Thiếu kẽm có thể làm chậm sự phát triển của trẻ và khiến trẻ chậm phát triển về mặt giới tính. Thiếu kẽm có thể gây khó khăn đối với nam giới vì nó ảnh hưởng đến khả năng sản xuất tinh trùng và khả năng tình dục.

Kẽm là khoáng chất giúp đường ruột của bạn chống lại nhiễm trùng và nếu không có nó, tình trạng nhiễm trùng có thể trở nên nghiêm trọng hơn….

Những người có nguy cơ bị thiếu kẽm cần khắc phục ngay để không ảnh hưởng tới sức khỏe - Ảnh 4.

Thiếu kẽm khiến cơ thể dễ mắc bệnh nhiễm trùng, mệt mỏi, sức khỏe kém.

3. Bổ sung kẽm như thế nào?

3.1. Thay đổi chế độ ăn uống

Cách hiệu quả nhất để điều trị thiếu kẽm bắt đầu bằng việc thay đổi chế độ ăn uống.

Bên cạnh việc thực hiện một chế độ ăn uống đủ các nhóm chất dinh dưỡng, người bị thiếu kẽm cần tăng cường bổ sung thực phẩm giàu kẽm trong bữa ăn hằng ngày.

Các nguồn thực phẩm giàu kẽm rất phong phú bao gồm: thịt đỏ, thịt lợn nạc, thịt gia cầm, lòng đỏ trứng, hàu, sò, cua, giá đỗ, đậu nành, đậu Hà Lan, cà rốt…

Trong trường hợp ăn chay, việc cung cấp đủ lượng kẽm cần thiết từ thực phẩm sẽ khó khăn hơn. Nên chọn nguồn thực phẩm chứa nhiều kẽm từ thực vật như: hạt điều, đậu Hà Lan, đậu nành, đậu xanh, hạnh nhân, giá đỗ, khoai lang, hành tây, cà rốt, nấm, rau chân vịt… là những nguồn cung cấp kẽm thay thế.

Những người có nguy cơ bị thiếu kẽm cần khắc phục ngay để không ảnh hưởng tới sức khỏe - Ảnh 5.

Nguồn thực phẩm giàu kẽm rất phong phú.

3.2. Bổ sung kẽm bằng thuốc

Người bị thiếu kẽm chỉ bổ sung bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, sau khi tiến hành kiểm tra nồng độ kẽm xem có bị thiếu hụt hay không. Không nên tự ý dùng thuốc bổ sung kẽm. Vì nếu thừa kẽm cũng gây nhiều bất lợi như: buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy và suy giảm hệ thống miễn dịch.

Thuốc bổ sung kẽm cũng cần được sử dụng thận trọng, vì chúng có thể ảnh hưởng đến một số loại thuốc. Kẽm có thể tương tác với một số thuốc kháng sinh, thuốc trị viêm khớp và thuốc lợi tiểu.

Những người có nguy cơ bị thiếu kẽm cần khắc phục ngay để không ảnh hưởng tới sức khỏe - Ảnh 6.

Chỉ bổ sung kẽm bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

4. Mẹo tăng hấp thu kẽm trong chế độ ăn uống

- Không nên nấu chín quá kỹ thức ăn. Thực phẩm hấp, nướng hoặc luộc quá chín sẽ làm giảm hàm lượng kẽm đi một nửa.

-  Tăng cường thực phẩm chưa qua chế biến. Có tới 75% hàm lượng kẽm trong lúa mì bị mất đi khi nó được chế biến. Đặc biệt là không nên lựa chọn bánh mì trắng.

- Ăn các loại thịt nạc: Nếu bạn không ăn chay, cách tốt nhất để có đủ lượng kẽm hàng ngày là ăn thịt, cá.

- Hạn chế rượu và cà phê, vì cả hai đều làm tăng nhu cầu đi tiểu của cơ thể. Càng đi tiểu nhiều, cơ thể càng bài tiết nhiều kẽm.

Cơ thể thiếu kẽm sẽ xảy ra những vấn đề không nhỏ với sức khỏe mọi lứa tuổiCơ thể thiếu kẽm sẽ xảy ra những vấn đề không nhỏ với sức khỏe mọi lứa tuổi

SKĐS - Vi chất mặc dù cơ thể chúng ta chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng nếu thiếu chúng lại gây tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe. Một trong những vi chất quan trọng đó là kẽm - chất dinh dưỡng cần cho mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Xem thêm video đang được quan tâm

7 lợi ích của vitamin C


Thu Phương (tổng hợp)
Ý kiến của bạn