Hà Nội

6 ngộ nhận phổ biến về dinh dưỡng

19-10-2015 08:00 | Đời sống
google news

SKĐS - Nhiều hãng sản xuất hàng thực phẩm danh tiếng rao bán không ít sản phẩm được dán nhãn “fit”, không đường và không chất béo.

Nhiều hãng sản xuất hàng thực phẩm danh tiếng rao bán không ít sản phẩm được dán nhãn “fit”, không đường và không chất béo. Hoặc không gluten (hỗn hợp hai protein gladin và gluten) được làm giàu các vitamin và các thành phần vi khoáng. Hãy nghe chuyên gia bật mí vài ngộ nhận điển hình.

1. Đồ uống dinh dưỡng hỗ trợ giảm béo. Không đúng. Những đồ uống được quảng cáo không đường hoàn toàn không thúc đẩy giảm cân. Dẫu sự thật trong thành phần của chúng không có đường (thủ phạm béo phì, gây các bệnh tim - mạch...), nhưng sự thật lại được thay bằng đường hóa học. Những sản phẩm này không có giá trị năng lượng hoặc giá trị dinh dưỡng. Chúng không gây béo phì, song những hợp chất hóa học trong đồ uống dinh dưỡng có thể hủy hoại sức khỏe gây các bệnh tim mạch, làm rối loạn trao đổi chất, rối loạn thèm ăn, tạo trạng thái tâm lý phấn khích thái quá.

6 ngộ nhận phổ biến về dinh dưỡng

Ăn chay chưa chắc đã giúp giảm béo.

2. Các sản phẩm không gluten thích hợp cho người giảm béo. Những người dị ứng với gluten và nỗ lực giảm béo được nhiều chuyên gia khuyến khích kiêng ăn những sản phẩm ngũ cốc giàu dạng protein này. Hiện trên thị trường xuất hiện ngày càng nhiều sản phẩm không gluten. Những người muốn giảm béo bắt đầu đua nhau mua sản phẩm mới. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp hậu quả trái ngược với kỳ vọng. Các mặt hàng không gluten thường giàu năng lượng hơn so với mặt hàng cùng loại “thông thường”. Chúng cũng nghèo hơn các hợp chất dinh dưỡng và khan hiếm các thành phần vi khoáng. Sản phẩm như vậy chắc chắn không phát huy tác dụng giảm cân. Vậy nên nếu khao khát giảm béo, đừng mua những sản phẩm không gluten đắt tiền. Chỉ cần các chế phẩm tươi mới, ít qua công đoạn chế biến công nghiệp. Và ăn có mức độ.

3. Cần tránh những sản phẩm giàu chất béo động vật. Những người quan tâm giữ “phom” thường từ bỏ các sản phẩm tự nhiên giàu chất béo (đặc biệt các chế phẩm từ sữa), chuyển sang các phiên bản sản phẩm “gầy” (đã tách bơ, tách chất béo). Thực tế kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Thụy Điển cho thấy, những người uống sữa béo bị nguy cơ tăng cân đe dọa thấp hơn so với nhóm đối chứng uống sữa gầy. Ngoài ra, chất béo còn cần thiết để cơ thể hấp thụ khoáng chất (trong đó có calcium) và hạn chế cảm giác thèm ăn. Các nhà khoa học Mỹ đề xuất giải pháp dung hòa khuyến khích sử dụng sản phẩm chứa 1,5 - 2% chất béo. Sản phẩm gầy (0% chất béo) chỉ sử dụng theo chỉ định bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

4. Ăn chay đảm bảo sức khỏe (và giảm cân). Kiêng ăn thịt chưa chắc giúp giảm cân. Ngoài ra, thực đơn cân bằng không hợp lý đồng nghĩa với tình trạng thiếu hụt một số thành phần dưỡng chất cần thiết. Vấn đề lớn nhất của thực đơn không thịt là cơ thể thiếu một số thành phần và vitamin (amino acid và vitamin B12). Sau bữa ăn có thịt và các chế phẩm từ sữa chúng ta có cảm giác no bụng lâu hơn, nhờ thế ăn khẩu phần và số lượng calor ít hơn.

5. Bơ thực vật thay thế bơ động vật khỏe hơn. Sự thay thế có thể chuốc vạ vào thân. Đơn giản nhiều sản phẩm bơ thực vật (loại rẻ tiền) là dầu thực vật qua quá trình hydro hóa để làm thành dạng cứng bị biến chất thành chất béo trans (chất béo chuyển hóa hay acid béo xấu). Trong khi chất béo trans thường là thủ phạm dẫn đến các bệnh tim, những sự cố tuần hoàn máu, béo phì và tăng nồng độ cholesterol xấu (LDL). Vậy nên đừng sợ bơ động vật, nếu thích bơ thực vật, dứt khoát phải chọn mặt hàng chất lượng cao (dựa trên thành phần sản phẩm, không nhất thiết giá cả).

6. Quà vặt giàu năng lượng tốt hơn quà vặt khác. Khi thiếu năng lượng, cảm thấy mệt mỏi và khó tập trung, chúng ta thường tìm ăn bánh kẹo. Cả bánh kẹo thông thường cũng như sản phẩm giàu năng lượng. Chocolate, sữa và hạt ngũ cốc chế biến công nghiệp có gì không lành mạnh? Thực tế không ít sản phẩm là chocolate sữa (nhiều đường) sữa là sữa bột, hạt ngũ cốc chế biến ngâm tẩm syro glucose-fructose. Liều to đường đơn tất nhiên mang lại năng lượng, nhưng chỉ trong thời gian rất ngắn. Sau đó, nồng độ glucose đột ngột tụt và chúng ta cảm thấy bị mất sức nhiều hơn. Vì thế một vài mẩu chocolate đắng, ly nước pha thìa cà phê mật ong hoặc một vốc lạc rang sẽ là giải pháp ăn quà vặt hợp lý và lành mạnh hơn.

(Theo nauka)

Vinh Thu

 


Ý kiến của bạn