Mặc dù thức ăn chỉ cung cấp 20% lượng cholesterol trong máu, 80% còn lại do gan tổng hợp, tuy nhiên ăn uống kém khoa học lại là tác nhân gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho người bệnh mỡ máu cao. Vào dịp Tết, chế độ ăn nhiều thịt, mỡ, uống nhiều rượu bia, nước ngọt có gas, khiến nồng độ cholesterol xấu trong máu tăng cao, làm tăng nguy xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, thậm chí là nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.
1. Những món ăn ngon ngày Tết nhiều cholesterol dễ làm tăng mỡ máu
Để cuộc vui ngày Tết được trọn vẹn mà vẫn đảm bảo sức khỏe, người bệnh mỡ máu cao nên cố gắng hạn chế những thực phẩm này, đặc biệt là 6 món dưới đây:
Bánh chưng, bánh tét dễ gây tăng mỡ máu
Bánh chưng, bánh tét là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến những tác hại cho sức khoẻ, đặc biệt là người có tiền sử các bệnh huyết áp, tim mạch... và gây tăng mỡ máu.
Hai loại bánh này đều có hàm lượng dinh dưỡng cao, nhiều tinh bột, chất béo. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một chiếc bánh chưng có trọng lượng khoảng 1kg cung cấp đến 1.810kcal. Lượng calo này tương đương với 10 bát cơm trắng, 5 bát phở.
Do đó, người bệnh mỡ máu không ăn quá nhiều để tránh thừa cân, tích mỡ, chỉ nên ăn 100g bánh chưng, bánh tét mỗi ngày. Nên ăn vào bữa sáng hoặc bữa trưa, tránh ăn vào buổi tối vì năng lượng không được giải phóng sẽ chuyển hóa thành triglyceride, khiến chỉ số mỡ máu tăng cao.
Giò, chả và các thực phẩm chế biến sẵn
Các loại giò, chả, giò xào (giò thủ) và các thực phẩm chế biến sẵn như chân giò muối, giăm bông, xúc xích, thịt hun khói… là thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều đạm, chất béo bão hòa không tốt cho người bệnh tim mạch cũng như các bệnh liên quan đến chuyển hóa lipid máu.
Ăn nhiều các thực phẩm này vào dịp Tết dễ gây tăng cân, tác động xấu đến nồng độ mỡ trong máu. Ngoài ra, những món ăn này còn chứa nhiều muối, gây tăng huyết áp nên cần hạn chế sử dụng ở người tăng huyết áp, bệnh thận, suy tim…
Ngoài ra, nhóm thực phẩm này còn chứa chất bảo quản, phụ gia tạo độ dai, giòn rất có hại cho cơ thể. Không nên dùng vượt quá 100g/ ngày.
Nem rán chứa nhiều dầu, mỡ
Trong bữa cơm Tết truyền thống của người Việt, thường không thể thiếu món nem rán hay còn gọi là chả giò. Mỗi vùng miền có công thức làm nem riêng nhưng đa số được chiên ngập dầu để nem giòn hơn.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nem rán bao nhiêu calo thay đổi tùy theo nguyên liệu của món nem rán. Thông thường, nguyên liệu chính phổ biến của món nem rán là thịt bằm, miến, trứng và cà rốt. Nấm hương, mộc nhĩ, hành tây, hành tươi và rau mùi cũng được dùng để tạo hương vị cho nem. Ngoài ra, nem còn được nêm nếm thêm các loại gia vị như đường, nước mắm, tiêu xay…
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trung bình 100g nem chưa chiên rán chứa khoảng 137 calo. Khi chiên trong dầu, lượng calo có thể lên tới 150 calo trên 100g nem rán. Đồng thời, lượng calo trung bình trong một chiếc nem rán phụ thuộc vào kích cỡ và trọng lượng, khi một chiếc nem 30g có khoảng 45 calo.
Ngoài ra, thói quen dùng dầu chiên đi chiên lại là một cách làm sai lầm bởi dầu khi được sử dụng nhiều lần sẽ không còn giá trị dinh dưỡng như ban đầu. Lúc này các vitamin có trong dầu đã bị phá hủy. Đặc biệt, phần thức ăn bị cháy đọng trong dầu cũng vô cùng nguy hiểm.
Hàm lượng calo trong nem rán không cao theo khuyến nghị nhưng giá trị dinh dưỡng của nem được đánh giá cao. Tuy nhiên, người bệnh mỡ máu không nên ăn nhiều nem rán. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do cách tạo mỡ làm tăng lượng cholesterol trong máu, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh mỡ máu.
Móng giò nấu canh măng
Người mỡ máu cao không được ăn chân giò lợn. Cứ 100g chân giò lợn chứa gần 19g chất béo, 23g chất đạm, hàm lượng acid béo no cao. Ăn loại thịt này sẽ làm tăng lipid máu. Những người bị mỡ máu cao nên áp dụng chế độ ăn ít chất béo.
Móng giò là một trong những thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, chủ yếu là protein và chất béo. Theo dinh dưỡng học hiện đại, móng giò lợn khá giàu chất dinh dưỡng. Người ta ước tính cứ trong 100g móng giò lợn có chứa 15,8g protid; 26,3g mỡ; 1,7g chất tổng hợp.
Người thừa cân, béo phì đương nhiên sẽ có lượng mỡ dư thừa và việc bổ sung thêm dinh dưỡng, chất béo trong móng giò là điều không cần thiết, hơn nữa nó sẽ khiến bạn tăng cân nhiều hơn.
Do đó, loại bỏ móng giò ra khỏi thực đơn của người bệnh béo phì, thừa cân, người mỡ máu...
Người ăn móng giò cần phải kiểm tra mỡ máu thường xuyên vì đây là thực phẩm giàu dinh dưỡng ăn quá nhiều nạp nhiều chất béo không bão hòa làm tăng cholesterol trong máu.
Mặc dù móng giò rất giàu dinh dưỡng, chứa một hàm lượng canxi, sắt, vitamine A, B, C nhất định nhưng không nên lạm dụng mà chỉ ăn vừa đủ vì bất cứ thực phẩm nào ăn nhiều quá cũng không tốt. Có thể thay thế thức ăn có chứa nhiều chất béo bão hòa bằng các thức ăn có chứa chất béo không bão hòa đa chuỗi và đơn chuỗi sẽ làm giảm lượng cholesterol trong máu để giảm nguy cơ bị mắc nhiều bệnh xơ vữa động mạch và bệnh động mạch vành.
Dưa hành, củ kiệu muối
Dưa hành, củ kiệu thường dùng ăn kèm với bánh chưng, bánh tét để giảm ngán, giải ngấy. Ăn nhiều muối còn làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, mắc bệnh tim mạch, thận… Loại thực phẩm này thường chứa nhiều muối có thể làm trầm trọng hơn tình trạng mỡ máu cao. Trong quá trình muối chua sẽ sản sinh ra nhiều nitrit. Nạp quá nhiều muối vào cơ thể sẽ khiến huyết áp của bạn ngày càng tăng cao, gây ra bệnh về mạch máu, làm tăng lipid máu và ảnh hưởng tới mỡ máu.
Người mỡ máu cao cần hạn chế ăn loại thực phẩm này hoặc chọn những món dưa hành muối chua ngọt, ít muối để ăn kèm.
Bia rượu, nước ngọt
Thức uống được tiêu thụ nhiều nhất trong dịp Tết phải kể đến rượu bia, nước ngọt. Uống rượu bia khiến tim đập nhanh, mạch máu co lại, huyết áp tăng và làm cho muối canxi đọng lại ở thành mạch, gây xơ cứng động mạch. Thường xuyên uống nước ngọt có ga sẽ làm tăng gấp đôi lượng mỡ trong gan dẫn đến nguy cơ gan nhiễm mỡ, mỡ máu cao.
Người bệnh chỉ nên uống một lượng ít rượu vang đỏ 100 - 200ml/ngày hoặc 1- 2 lon bia/ngày, nước ngọt không dùng trên 1 lon/ngày. Nên thay thế rượu bia bằng một chén trà xanh, trà actiso mời khách vừa làm mát cơ thể vừa hỗ trợ tiêu hóa.
Nghiện rượu bia là nguyên nhân hàng đầu gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm:
Tăng huyết áp: Là một trong những nguy cơ dẫn đến nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Người béo phì do dùng bia rượu thường xuyên cũng dẫn đến cao huyết áp.
Xơ vữa động mạch: Uống quá nhiều rượu bia có thể làm tăng LDL (cholesterol xấu). LDL cao làm tích tụ các mảng bám ở động mạch gây xơ vữa động mạch. Người bệnh dễ mắc các bệnh về tim mạch như suy cơ tim, loạn nhịp tim có thể dẫn đến đột tử.
Tai biến mạch máu não: Thường xuyên sử dụng rượu bia khiến tình trạng mỡ máu ngày càng nghiêm trọng. Theo Tổ chức Y tế thế giới, có đến 48% người bệnh mỡ máu cao bị tai biến mạch máu não.
2. Làm gì để kiểm soát chỉ số mỡ máu?
Ngày Tết không thể thiếu các món ăn truyền thống nhưng vẫn cần trung hòa các món ăn khác để đảm bảo sức khỏe. Bên cạnh việc tiếp tục duy trì uống thuốc hạ mỡ máu đúng giờ và đều đặn người bệnh mỡ máu cao nên ăn đủ bữa, ngủ đúng giờ - giấc, có thể áp dụng các phương pháp dưới đây để kiểm soát lượng mỡ trong máu:
- Ăn chế độ ăn thanh đạm với các món ăn dễ tiêu, ít béo, ít đạm. Ăn nhiều rau xanh, trái cây mang lại nhiều dinh dưỡng, khoáng chất, vitamin. Đây cũng là thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày của người mỡ máu cao.
- Tăng cường tập thể dục: Tranh thủ 30 phút tập thể dục mỗi ngày.
- Sử dụng một số thức uống từ thảo dược giúp giảm lượng mỡ máu như trà artiso, trà hoa cúc… tăng cường thải độc gan và còn giúp phục hồi tế bào gan bị tổn thương do uống quá nhiều bia rượu trong ngày Tết.
Mặc dù rối loạn mỡ máu trong dịp Tết không hoàn toàn là do các món ăn có nhiều mỡ mà còn do chính khả năng tổng hợp cholesterol của cơ thể mỗi người nhưng mọi người cần chủ động ăn uống lành mạnh, khoa học; tránh ăn những thực phẩm bất lợi cho sức khỏe, đặc biệt là những người có bệnh lý cần thực hiện ăn uống theo hướng dẫn của bác sĩ.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Điểm danh 5 loại rau củ làm sạch mỡ máu hiệu quả nhất.