6 món ăn thuốc từ tim lợn

SKĐS - Nhắc đến tim lợn hẳn ai cũng biết loại thực phẩm ăn ngon, bổ dưỡng cho người suy nhược, mới ốm dậy.

Không chỉ vậy, tim lợn còn hỗ trợ chữa chứng tim hồi hộp, chứng đau đầu, chóng mặt nhờ kết hợp với các vị thuốc Bắc.

Công dụng: chữa các chứng tim hồi hộp, bồn chồn, suy nghĩ, lo lắng, mất ngủ suy nhược thần kinh, ngủ hay giật mình. Thần sa có selen sẽ được cơ tim lợn hấp thụ dễ dàng, qua đó vào cơ thể phát huy tác dụng. Selen là một nguyên tố thần diệu an thần, chống ôxy hóa, chống lão hóa. Đây là một sáng tạo của người xưa.

Tim lợn hầm đương quy chữa đái tháo đường kèm mất ngủ, tâm huyết hư suy.

Tim lợn hầm đương quy chữa đái tháo đường kèm mất ngủ, tâm huyết hư suy.

1. Tim lợn chưng bá tử nhân: tim lợn 1 quả (200g), bá tử nhân 10-15g. Nhồi bá tử nhân vào trong lợn, khâu lại, cho nước vào chưng cách thủy cho chín, thêm gia vị là được, bỏ bã thuốc, thái mỏng tim lợn, ăn tim uống nước. Công dụng: dưỡng tâm an thần, nhuận táo, thông tiện, chữa mất ngủ hay quên, suy nhược, đổ mồ hôi.

2. Tim lợn hầm đương quy: tim lợn 1 quả (250g), đương quy 60g, gia vị vừa đủ. Mổ tim lợn rửa sạch, nhét đương quy vào, nấu chín bỏ quy ra mà ăn. Công dụng: dưỡng huyết bổ tâm, an thần định chí. Chữa đái tháo đường kèm mất ngủ, tâm huyết hư suy.

3. Tim lợn nấu táo đỏ: tim lợn 1 quả (200g), bách hợp 40g, vừng đen 80g, gừng sống 1 lát, gia vị. Tim lợn cắt đôi rửa sạch máu, bỏ màng, để ráo rồi xắt miếng. Táo bỏ hột thái, gừng bỏ vỏ, vừng đen đãi sạch. Đổ 1/2 lít nước vào nồi đun sôi, cho tất cả vào, giảm lửa, đậy kín, nấu chín, ăn nóng. Công dụng: bổ huyết dưỡng âm, an thần, nhuận trường, thanh nhiệt. Dùng tốt cho người làm việc trí óc căng thẳng tổn tâm huyết, tóc rụng, người bị tim đập nhanh, mất ngủ, trí nhớ giảm, ăn kém, da không tươi nhuận, mồ hôi trộm.

4. Tim lợn chưng cách thủy: tim lợn 1 quả 100g, hạt tiêu 30 hạt, thần sa 4g, rượu tốt nếp 100ml, gia vị. Rửa tim lợn bằng nước ấm cho sạch để ráo, hạt tiêu nghiền bột. Thần sa tán nghiền bằng cối đồng. Bổ tim lợn ra cho bột thần sa, bột tiêu, bột gia vị vào, dùng chỉ trắng buộc chặt lại, đặt vào tiềm với rượu, đậy nắp kín. Đặt tiềm vào 1 cái song lớn, đổ nước lượng vừa đủ, không nhiều quá sẽ dâng ngập tiềm, không ít quá bị cạn, chưng khoảng 2-3 giờ, để nguội, mở lấy tim lợn thái mỏng. Ăn cả cái lẫn nước trước bữa cơm 2 giờ. Có thể ăn tuần 2-3 lần, ăn trong 1 tháng.

5. Tim lợn hầm hạt sen: tim lợn 100g, hạt sen (bỏ tâm) 20g, bách hợp 25g. Tim lợn thái lát, cho nước vào nấu 30 phút, sau đó bỏ hạt sen và bách hợp, nấu  nhừ. Ăn hạt sen và tim lợn, uống canh. Công dụng: tư âm thanh phế, dưỡng tâm an thần, thích hợp với người mất ngủ, tâm phiền, hồi hộp.

6. Canh tim lợn đông trùng hạ thảo: tim lợn 1 quả (khoảng 200g), nhân sâm 3g, đông trùng hạ thảo 5g. Đun nước sôi, cho tim lợn vào đun sôi 30 phút, sau đó cho cả 2 vị thuốc vào nấu tiếp khoảng 15 phút cho chín. Ăn cả nước lẫn cái. Công dụng: bổ tâm, ích chí, an thần, chỉ ho. Thích hợp với người già, tim yếu, mệt mỏi, thấp khớp.


BS. Phó Thuần Hương
Ý kiến của bạn