1. Lựa chọn đúng cỡ giày
Đi giày cao gót vừa vặn sẽ ít gây cọ xát xung quanh bàn chân, giảm nguy cơ tạo thành những vết chai ở gót chân.
Trên thực tế, hai bàn chân có thể có kích thước khác nhau, vì vậy bạn nên lựa chọn đôi giày phù hợp với kích cỡ của bàn chân lớn hơn.
Các thương hiệu giày khác nhau có quy định về size giày hơi chênh lệch. Để đảm bảo có được một đôi giày cao gót phù hợp, hãy đến cửa hàng và thử trực tiếp nhiều kích cỡ khác nhau. Lựa chọn đúng size giày là một trong những cách mang giày cao gót không đau chân hiệu quả.
Đi giày cao gót vừa vặn giảm nguy cơ tạo thành những vết chai ở gót chân.
2. Sử dụng miếng lót nệm gót chân
Miếng lót nệm gót chân mang lại cảm giác thoải mái, êm ái khi mang giày cao gót. Do đó thay vì mua những lót giày thông thường, bạn nên chọn loại lót nệm làm từ silicon để giúp giữ bàn chân ổn định hơn, tránh các ngón chân bị trượt về phía trước và ma sát vào mũi giày gây đau.
Không những thế, loại nệm gót chân bằng silicon còn là một giải pháp tuyệt vời nếu bạn chẳng may mua phải giày quá rộng.
3. Chọn những đôi gót to hoặc giảm độ dốc của giày
Gót giày càng nhọn càng dễ làm bạn mất thăng bằng và khiến chân dễ bị đau hơn.Do đó, bạn nên chọn những đôi giày có gót to để có điểm tựa chắc chắn. Khi đó, bạn sẽ bớt dồn sức vào mũi chân và hạn chế cảm giác đau, mỏi bàn chân.
Ngoài ra, khi di chuyển trên giày cao gót, phần lớn trọng lượng cơ thể bạn sẽ chuyển vào các đốt xương khiến những ngón chân của bạn luôn bị trượt về phía trước. Một đôi giày cao gót với độ dốc lòng bàn chân lớn dễ khiến bàn chân trượt phía trước nhiều hơn. Vì vậy, bạn nên chọn những đôi giày cao gót cao từ 3 - 5cm để làm giảm áp lực lên bàn chân.
Nếu bạn muốn tìm một đôi giày cao gót có chiều cao hơn 5cm, những đôi giày đế xuồng sẽ là lựa chọn đáng cân nhắc giúp bạn di chuyển thoải mái mà không lo đau mỏi chân.
4. Ưu tiên những đôi giày cao gót hở mũi hoặc có quai cài
Chọn những đôi giày hở mũi hoặc có quai là một gợi ý khác để tránh đau chân khi mang giày cao gót. Bạn nên chọn những loại giày hở mũi và tránh các loại giày cao gót bịt kín mũi để có đủ không gian cho bàn chân và các ngón chân cũng như ngăn ngừa các vết chai chân và sưng tấy phần gót chân.
Mặt khác, những mẫu giày cao gót có quai cài chắc chắn thường được yêu thích bởi cảm giác chắc chắn mà nó mang lại. Di chuyển trên những đôi giày cao gót có quai giúp chân bạn không mất quá nhiều sức để giữ chặt đôi giày, từ đó giúp giảm bớt tình trạng đau mỏi bàn chân.
Chọn những đôi giày hở mũi để tránh đau chân khi mang giày cao gót.
5. Sử dụng băng urgo giúp đi giày cao gót không đau chân
Những vị trí dễ ma sát với thân giày như gót chân thường hay bị phồng rộp, chảy máu khi di chuyển nhiều, lâu dần sẽ trở nên chai sạn, đặc biệt khi bạn mang những đôi giày mới còn khá cứng. Hãy thử áp dụng một vài mẹo nhỏ như dán băng keo cá nhân vào gót chân để giảm ma sát… Việc này có thể giảm bớt đau rát khá hiệu quả.
6. Massage thư giãn bàn chân
Khi không phải di chuyển, bạn có thể tranh thủ thư giãn bàn chân. Bài tập co, duỗi các ngón chân hay xoay nhẹ cổ chân để các cơ bàn chân được giải phóng sau khi chúng bị gò bó trong không gian "chật hẹp" của đôi giày.
Đồng thời, sau một ngày dài hoạt động, bạn nên thực hiện vài động tác massage nhẹ nhàng cho bàn chân để giúp máu lưu thông tốt hơn, hạn chế tình trạng tê và đau chân khi mang giày liên tục.
Mời bạn đọc xem tiếp video:
Ăn cá hồi có giúp giảm cân - SKĐS