1. Người bệnh viêm gan mạn tính nên hạn chế chất béo không lành mạnh
Ăn quá nhiều chất béo không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, đối với những người mắc bệnh viêm gan mạn tính sẽ dẫn đến tích tụ chất béo trong gan, gây nhiễm mỡ gan và xơ gan.
Người bệnh viêm gan nên hạn chế chất béo bão hòa và loại bỏ hoàn toàn chất béo chuyển hóa.
Chất béo bão hòa được tìm thấy trong thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa đầy đủ chất béo.
Chất béo chuyển hóa có thể có trong một số thực phẩm như đồ ăn nhanh chiên hoặc đồ nướng đã qua chế biến.
2. Hạn chế muối
Người bệnh viêm gan mạn tính nên hạn chế muối trong chế độ ăn uống. Nếu viêm gan mạn tính tiến triển thành xơ gan, có thể có sự tích tụ chất lỏng trong bụng, một tình trạng gọi là cổ trướng. Những người bị cổ trướng nên hạn chế lượng natri dưới 1000mg mỗi ngày.
Cần lưu ý các thực phẩm thường chứa nhiều muối như: thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ ăn ướp nhiều gia vị chiên, nướng…
3. Hạn chế đường
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, viêm gan có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Giảm lượng đường bổ sung có thể giúp giảm nguy cơ này.
Vì vậy, người bệnh viêm gan nên hạn chế đường, chỉ nên ăn vừa phải. Đặc biệt, nên hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều đường bổ sung như: nước ngọt, đồ uống có đường, nước trái cây nhiều đường và các món ăn có đường khác.
4. Thực phẩm giàu sắt
Gan đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa và bài tiết sắt. Một số người bị viêm gan mạn tính không thể thải sắt ra khỏi cơ thể và có thể bị ứ sắt, làm tăng nguy cơ tổn thương mô trong gan.
Vì lý do này, những người bị viêm gan mạn tính có thể cần giảm lượng thực phẩm giàu chất sắt trong chế độ ăn uống. Những thực phẩm giàu sắt gồm: thịt đỏ, gan, hàu…
Tuy nhiên, sắt là một vi chất quan trọng cho cơ thể, vì vậy không nên cắt bỏ hoàn toàn. Điều quan trọng cần lưu ý là vitamin C làm tăng sự hấp thu sắt từ thức ăn. Nếu được khuyên giảm lượng sắt, người bệnh nên lưu ý có thể cần giảm lượng thức ăn chứa nhiều vitamin C như: trái cây họ cam quýt, dâu tây, cải xoăn, bông cải xanh…
5. Rượu bia
Người bệnh viêm gan mạn tính cần đặc biệt tránh uống rượu bia. Vì uống rượu bia làm tăng căng thẳng cho gan và có thể khiến người bệnh có nguy cơ bị tổn thương gan cao hơn.
Rượu bia khi uống vào cơ thể, chỉ có khoảng 10% lượng cồn từ rượu bia được đào thải qua nước tiểu, mồ hôi và khí thở. Có đến 90% lượng cồn còn lại sẽ được xử lý qua gan. Cồn sẽ được các tế bào gan xử lý và tiến hành quá trình khử độc trước khi đào thải ra ngoài.
Tuy nhiên, khả năng khử độc của gan không phải là vô hạn, các tế bào gan khỏe mạnh chỉ có thể lọc được một lượng cồn nhất định trong mỗi giờ. Nếu nồng độ cồn nạp vào cơ thể quá cao thì đòi hỏi gan phải mất nhiều thời gian để xử lý.
Nếu tế bào gan hoạt động quá tải, cồn tích tụ sẽ thành chất rất độc khiến gan ngày càng bị suy yếu, làm tăng men gan, dẫn đến viêm gan, xơ gan, thậm chí tử vong do suy gan…
6. Thuốc lá
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng có một tác động tương tác giữa việc hút thuốc lá và các loại bệnh viêm gan khác nhau.
Khi hút thuốc lá thì nồng độ nicotin tăng rất cao trong máu. Lượng nicotin sẽ đi qua gan và được giải độc ở đó, tạo cho gan một áp lực rất lớn.
Mặt khác, hút thuốc lá còn gây tổn thương tế bào gan, khiến xơ gan tiến triển mạnh hơn.
Do đó, người bệnh viêm gan mạn tính không nên hút thuốc lá và cần từ bỏ thuốc lá nếu trước đó đã hút thuốc để bảo vệ sức khỏe, trong đó có lá gan của mình.
- Dùng thuốc đúng cách theo chỉ định của bác sĩ;
- Tránh sử dụng thuốc kích thích;
- Hạn chế tiếp xúc với hóa chất có thể hấp thụ qua da, qua đường tiêu hóa khiến gan phải xử lý để tránh quá tải cho gan…
Xem thêm video đang được quan tâm
CẢNH BÁO: 20 dấu hiệu có thể xuất hiện nếu bị nhiễm biến thể Omicron | SKĐS