1. Thảo dược hỗ trợ tăng cường trí nhớ
1.1 Hương thảo
Cây hương thảo (romarin - rosemary) còn gọi là cây tây dương chổi. Tên khoa học Rosmarinus officinalis L., thuộc họ Hoa môi - Laminaceae.
Theo Đông y, hương thảo có vị chát, mùi thơm nồng, tính ấm nóng. Cây có tác dụng bổ dưỡng, hoạt huyết, kích thích tuần hoàn máu lên não, giúp tăng cường trí nhớ và sự tập trung. Bên cạnh đó, hương thảo còn giúp tăng cường sinh lực, tẩy uế trọc, kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, lợi mật, lợi tiểu...
Cách sử dụng hương thảo:
- Tinh dầu hương thảo: Nghiên cứu tại Mỹ chỉ ra rằng hít dầu hương thảo giúp ngăn chặn sự phân hủy acetylcholine, một chất hóa học có trong não bộ đóng vai trò quan trọng đối với suy nghĩ, sự tập trung và trí nhớ. Do đó, chỉ cần hít thở sâu mùi thơm của hương thảo trong khi học sẽ giúp tăng cường khả năng ghi nhớ và làm giảm mức cortisol (hormone gây căng thẳng).
- Trà hương thảo: Lấy 2 - 3g lá hương thảo khô hãm trong một tách nước sôi làm một liều, uống 4 - 5 liều/ngày. Hoặc dùng 20g lá khô (30g lá tươi) hãm với 500ml nước sôi, chia 4 - 5 lần để uống trong ngày.
Trà hương thảo có thể uống ngay trước khi đến lớp để duy trì sự tỉnh táo.
1.2 Xô thơm
Cây xô thơm có chứa hơn 160 polyphenol riêng biệt – các hợp chất hóa học có nguồn gốc thực vật hoạt động như chất chống oxy hóa trong cơ thể. Các hợp chất này có tác dụng bảo vệ não khỏi gốc tự do và tăng cường chức năng não.
Cây xô thơm có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau như pha trà, nấu ăn, súc miệng...
Xô thơm có thể được hãm như trà có tác dụng tăng cường trí nhớ.
1.3 Bạch quả
Một số nghiên cứu lâm sàng cho thấy, khả năng thúc đẩy lưu thông máu lên não của cao lá bạch quả giúp tăng cường khả năng duy trì trí nhớ, chức năng nhận thức và tập trung.
Bạch quả dạng cao có chứa 24% heterosit flavonoic và 6% hợp chất tecpenic mang tên ginkogink hay ginko dưới dạng ống hay viên nang dùng chữa kém trí nhớ, hay gắt bẳn của người cao tuổi...
1.4 Tía tô đất
Tía tô đất có tên khoa học là Melissa officinalis L. họ Hoa Môi Lamiaceae. Cây có tác dụng giúp cải thiện chức năng của não như tăng cường trí nhớ, khả năng phán đoán và giải quyết vấn đề.
Bên cạnh đó, tía tô đất có thể giúp mang lại cảm giác bình tĩnh. Loại thảo dược này được sử dụng để giúp nâng cao tâm trạng, đồng thời làm dịu căng thẳng thần kinh và hưng phấn, giúp ích cho việc học tập.
Bạn có thể sử dụng tía tô đất trong chế biến món ăn hoặc pha trà để uống.
2. Thảo dược giảm căng thẳng
2.1 Cúc la mã
Hoa cúc la mã có thể làm dịu sự căng thẳng, cáu kỉnh và lo lắng. Bên cạnh đó, cúc la mã cũng giúp giảm các triệu chứng khác của căng thẳng như đau bụng, tiêu chảy, táo bón hoặc chuột rút.
Cách sử dụng hoa cúc
- Trà hoa cúc: Cho 1 đến 2 thìa cà phê hoa khô vào cốc nước nóng trong 3 đến 8 phút, lọc và thưởng thức. Thêm mật ong để tạo thêm hương vị.
- Tắm: Bạn cũng có thể thêm hoa cúc vào bồn tắm để ngâm mình thư giãn.
Cúc la mã có tác dụng giảm căng thẳng cho học sinh mới đến trường.
2.2 Quế
Quế chứa một số hợp chất có hoạt tính sinh học bao gồm cinnamaldehyd, coumarin và tanin, có tác dụng hỗ trợ làm giảm căng thẳng, chống oxy hóa hoặc viêm nhiễm.
BS. Molly Rapozo, chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe não bộ tại Mỹ cho biết, quế đã được sử dụng như một loại thuốc thảo dược an toàn và có lịch sử lâu đời ở nhiều nền văn hóa khác nhau. Điều này có nghĩa là quế có thể dễ dàng được đưa vào chế độ ăn uống. Chẳng hạn như sử dụng làm gia vị cho món ăn, làm bánh hoặc hãm trà quế, uống nóng hoặc lạnh.
Mời bạn xem tiếp video:
Cách nào để giảm cân không cần Cardio? | SKĐS