6 loại giầy nên vứt bỏ

02-06-2013 14:00 | Y học 360
google news

Giầy đi nhiều sẽ càng ngày càng vừa chân và đó là lý do khiến nhiều người không nỡ vứt bỏ dù giầy đã hỏng. Nhưng bạn đâu biết, chính những đôi giầy mà bạn cảm thấy “vừa chân” ấy lại đang dần dần làm tổn hại đến đôi chân bạn.

Giầy đi nhiều sẽ càng ngày càng vừa chân và đó là lý do khiến nhiều người không nỡ vứt bỏ dù giầy đã hỏng. Nhưng bạn đâu biết, chính những đôi giầy mà bạn cảm thấy “vừa chân” ấy lại đang dần dần làm tổn hại đến đôi chân bạn.
 
6 loại giầy nên vứt bỏ 1
Ảnh minh họa.( Nguồn: internet)
Nếu đôi giầy của bạn xuất hiện những tình trạng dưới đây nhất định đừng tiếc rẻ để tránh việc vứt luôn cả sức khỏe của đôi chân mình:

1. Nhiều lần tuột chỉ, bong keo

Giầy mà đã như vậy cho dù có sửa chữa cũng không cứu vãn được tuổi thọ sử dụng của nó, sửa chữa nhiều lần vẫn làm cho giầy trở nên kém, dễ gây ra hiện tượng bước đi không được chắc chắn, đôi chân bị cọ xát.

2. Thân giầy bị bẹt đi 

Giầy do đi nhiều bị sức đè nặng của đôi chân làm cho giầy bị bẹt xuống trông như béo ra, khi đi lên chân không những không mỹ quan, nhìn chân trông như béo phì ra, hơn nữa đã mất đi sự bảo vệ, chống đỡ cho đôi chân, dễ làm tổn hại đôi chân.

3. Bị nổ, cứng da

Những đôi giầy da đã bị ngấm nước trở nên nhỏ đi, da bị cứng thì không nên sử dụng nữa, đề phòng làm cho đôi chân bị ép chặt. Khi mang giầy ra ngoài đường không những dễ bị kẹp chân, đau chân mà nếu là giẩy trẻ em còn ảnh hưởng tới sự phát triển của các cơ, dây chằng và thớ thịt của đôi chân. 

4. Trong giầy lồi lõm không bằng phẳng

Có những đôi giầy nhìn bên ngoài vẫn còn rất mới, nhưng bên trong lại tàn tạ. Ví dụ như đôi giầy da đi lâu bên trong phần đế giầy nhìn rõ hình ô vuông của đế, hoặc bên trong giầy do bị sức nặng của chân đè xuống nên nhìn rõ thấy hình bàn chân, cho dù có đệm thêm miếng lót giầy cũng không cứu vãn được, những đôi giầy như vậy có thể dẫn đến sưng đau, chảy máu, còn ảnh hưởng đến các khớp của cơ thể, đặc biệt là khi đi nhanh không thể đảm bảo được sự cân bằng của cơ thể.

5. Đế giầy đi mòn rồi

Khi đi bộ hay chạy thì điểm chịu lực chính của chân là ở phía mũi chân, do đó phần lớn giầy, đặc biệt là giầy thể thao, phần mũi giầy dần dần bị mòn đi. Giầy khi sử dụng lâu, phần mũi chân sẽ bị ép bằng, mất đi độ ma sát vốn có. Nếu đi những đôi giầy như vậy thì tốc độ, tính linh hoạt sẽ bị giảm đi, hơn nữa còn gây ra tổn thương cho cơ thể. Ngoài ra, những đôi giầy mà đã mòn hết phần chống trơn của đế giầy nếu vẫn tiếp tục đi, đặc biệt là vào những ngày trời mưa rất dễ bị trượt ngã, tốt nhất là nên vứt đi.

6. Gót giầy bị mòn

Giầy khi sử dụng lâu, bên trong hoặc bên ngoài phần gót giầy bị mòn, đặc biệt là những đôi giầy cao gót, ngoài việc bị mòn gót ra, còn do cách đi không đúng gây ra gót giầy bị mòn lệch sang một bên. Xương cốt của cơ thể nhờ có những thớt thịt và gân cơ gắn kết lại với nhau, nếu đi những đôi giầy như vậy, những thớ thịt ở hai bên xương chân chịu sức nặng không cân bằng nhau, chân cũng có thể xuất hiện dị dạng tương ứng như vậy.

Tuổi thọ trung bình của một đôi giầy là 2 năm, giầy da chất lượng tốt cơ bản có thể dùng 3 năm.

Chúng tôi khuyên bạn nên có 2-3 đôi giầy thay nhau đi, tránh đi mãi một đôi làm giảm tuổi thọ sử dụng của giầy. Giầy da nên cách ngày lại đi, bởi vì mồ hôi chân dễ làm cho phần trong giầy bị ẩm, sau khi sử dụng nên để nơi râm mát qua 1 ngày cho khô để đề phòng sinh ra vi khuẩn. Điều cần nhắc nhở là những loại giầy chất lượng kém chỉ nên đi nhiều nhất 1 năm, cũ rồi thì đừng nên tiếc rẻ mà vứt bỏ đi. 

Thực ra, bình thường nếu sửa chữa, bảo dưỡng đúng cách thì có thể kéo dài tuổi thọ sử dụng của giầy. Khi thời tiết chuyển mùa, những đôi giầy không đi nên lau rửa sạch sẽ, sau đó để lên giá hoặc cất vào những hộp chuyên dụng đựng giầy để đảm bảo da giầy không bị biến dạng, giữ được dáng giầy. Nếu giầy đã bị ướt nên dùng giẻ lau khô mặt giầy, nghiêm trọng hơn thì đặt giầy lên giấy chuyên thấm nước, để tự nhiên khô, tuyệt đối không được phơi dưới trời nắng hoặc dùng máy sấy tóc sấy khô nếu không sẽ làm giầy da bị biến dạng, mặt da bị cứng làm tổn hại đến đôi chân. Cứ 10 ngày nên đánh si một lần cho giầy để đảm bảo độ bóng của da, sau khi bôi si lên bề mặt da nên đợi 5-10 phút mới nên đánh bóng, như vậy da mới càng bóng. Nhưng nếu da vẫn chưa khô hẳn thì không nên đánh si bởi vì lớp keo chưa cứng hẳn, đánh si sẽ dễ làm da bị mất màu hoặc bong keo.
 
Theo Dân trí/CNTV

Ý kiến của bạn